Hải Phòng: Ngao chết do nuôi quá dày

Ngày 13-7, Sở Nông nghiệp – PTNT Hải Phòng đã có báo cáo về tình trạng ngao nuôi vùng bãi bồi ven biển bị chết hàng loạt trên địa bàn trong thời gian qua. Nguyên nhân được cho là do mật độ nuôi thả ngao quá dày chứ không phải do dịch bệnh.

Hải Phòng: Ngao chết do nuôi quá dày, nuôi ngao, môi trường nuôi ngao
Cơ quan chuyên môn kết luận, ngao nuôi chết hàng loạt ở huyện Kiến Thụy không phải do bệnh mà do nuôi quá dày.

Như thông tin đã đưa, trước đó, từ ngày 11-6 đến 20-6-2017, tại khu vực nuôi ngao bãi triều huyện Kiến Thụy xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết hàng loạt trên diện tích ngao nuôi ước 100 ha/14 hộ nuôi xuất hiện ngao chết từ 30- 95% số thả nuôi, ước sản lượng thiệt hại 2 nghìn tấn.

Theo phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 4973/TYV2-CĐXN ngày 20-6 của Cơ quan Thú y vùng 2, trên các mẫu nuôi đều không phát hiện ký sinh trùng perkinsus (tác nhân gây bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tình trạng ngao chết hàng loạt); hàm lượng vibrio tổng số trong mẫu nước, bùn chưa có khả năng gây bệnh cho ngao nuôi.

Cung theo phiếu kết quả kiểm nghiệm số 260/KQ2017/VS1 ngày 23-6-2017 của Trung tâm Kiểm tra vệ sinh Thú y Trung ương 1, thông số kim loại nặng với hàm lượng đồng ở hầu hết các mẫu thấp hơn giới hạn cho phép; hàm lượng kẽm và mangan ở tất cả các mẫu đều thấp hơn giới hạn cho phép. Hàm lượng amoni ở 8 mẫu xét nghiệm đều cao hơn giới hạn cho phép từ 0,3- 0,6mg/l, tuy nhiên chưa tác động xấu tới hoạt động của động vật thủy sản. Hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn so với giới hạn cho phép từ 4,3- 4,5 mg/l, không có lợi cho sự phát triển của ngao nuôi, nhưng chưa thể gây chết hàng loạt. Giá trị của thông số phosphat và COD (lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước) ở hầu hết các mẫu phân tích thấp hơn giới hạn cho phép, cơ bản không tác động xấu tới ngao nuôi

Bà Võ Thị Hồng Phương – Trưởng Phòng Nuôi trồng Thủy sản, Sở Nông nghiệp – PTNT  cho biết, ngao nuôi mật độ quá dày, gấp nhiều lần so với khuyến cáo, ảnh hưởng xấu tới không gian sinh sống, khả năng cạnh tranh thức ăn kết hợp với sự bất lợi của các yếu tố thời tiết, môi trường. Cụ thể, biên độ dao động độ mặn lớn, mực nước khi thủy triều xuống tại các bãi ngao luôn ở mức 10- 50 cm, gây nên hiện tượng hấp thụ nhiệt cục bộ, nhiệt độ nước tăng cao, chênh lệch nhiệt ngày/đêm hơn 10 độ C, làm ngao nuôi bị sốc, khả năng chống chịu suy giảm, rất dễ dẫn đến chết hàng loạt. Sở Nông nghiệp – PTNT cũng khẳng định, một số thông số môi trường như hàm lượng amoni, oxy hòa tan không có lợi cho sự phát triển của ngao, nhưng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến ngao chết hàng loạt.

Ông Nguyễn Tự Trọng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT  cho biết, sau khi xác định rõ nguyên nhân ngao chết, Sở phối hợp UBND huyện Kiến Thụy và các địa phương đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các giải pháp kỹ thuật nuôi ngao. Trong đó, vệ sinh bãi ngao, thu gom xác ngao chết đưa ra khỏi khu vực nuôi, tiến hành chôn lấp trong đất liền ở nơi quy định để tránh gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh môi trường vùng nuôi.  Từ cuối tháng 6 đến nay, khu vực trên và các vùng nuôi bãi triều trên địa bàn thành phố không còn hiện tượng ngao nuôi chết.

Báo Môi Trường
Đăng ngày 14/08/2017
Minh Tuấn
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 04:02 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 04:02 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 04:02 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 04:02 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 04:02 26/04/2024