Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai

Vấn đề đặt ra nếu không có những giải pháp căn cơ thì khả năng hạn, mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn

đồng khô
Đồng khô, cỏ cháy, đẩy người dân đối phó với điều kiện sản xuất bất lợi (Ảnh Thanh Tùng).

Trong các bài viết trước chúng tôi đã đề cập tới tình hình hạn, mặn diễn biến bất lợi và một số nguyên nhân mà các chuyên gia, nhà khoa học đã nhận định.

Trước thực tế nguy cấp này, vấn đề đặt ra nếu không có những giải pháp căn cơ thì khả năng hạn, mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn. Từ đó, phá hỏng thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt của ĐBSCL và tạo ra những hậu quả khôn lường.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích sâu những giải pháp đặt ra từ góc độ địa phương và trung ương trong phòng chống hạn, mặn.

Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết trước đây mặn chỉ xâm nhập sớm từ biển Tây. Còn năm nay mặn vào cả từ biển Đông. Ở thị xã Ngã Bảy, trong dịp Tết vừa qua, độ mặn tại sông đo được là 2%, chưa từng có trong lịch sử. Mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng và đến sớm hơn 1 tháng, hậu quả làm cho khoảng 400 ha diện tích lúa bị mất trắng; đồng thời tiếp tục đe dọa cả vườn cây ăn trái và cây mía.

kenh noi dong
Kênh nội đồng vùng Gò Công bị cạn đáy (Ảnh Nhật Trường).

Theo ông Trần Công Chánh, nếu chỉ hạn hán xảy ra còn dễ đối phó, bởi sau đó có khi có nguồn nước là có thể khôi phục sản xuất. Còn khi mặn đã xâm nhập thì 10 năm sau kinh tế không phát triển được bởi những tác động xấu đến môi trường, đất đai. “Chúng tôi đã có chỉ đạo các giải pháp đồng bộ. Thường trực tỉnh ủy đã có một chỉ thị trên cơ sở quán triệt Chỉ thị 04 của Chính phủ và của Bộ NN và PTNT. Chúng tôi ra chỉ thị, tổ chức thực hiện ngay các giải pháp đồng bộ để phòng chống hạn, mặn. Chứ chờ họp để ra chỉ thị nữa thì không kịp.

Tại tỉnh Kiên Giang, ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nêu rõ, nhiều địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người dân chủ động hiểu được tác hại của hạn hán, xâm nhập mặn. Trên cơ sở đó cơ cấu lại sản xuất, sử dụng nước tiết kiệm, bố trí lịch thời vụ cho hợp lý. Tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp sớm vận hành hệ thống cống ven biển Tây; đắp khoảng 80 đập ngăn mặn thời vụ ở các địa phương. Bên cạnh đó, sớm triển khai các công trình ngăn mặn; theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn, triều cường để chủ động lấy nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Về lâu dài, ông Mai Anh Nhịn kiến nghị: “Chính phủ, các ngành hữu quan cần nghiên cứu, xem xét mở rộng các nội dung chi tiết của các chương trình phòng chống thiên tai để địa phương mạnh dạn, chủ động trong việc sử dụng nguồn kinh phí này. Đồng thời, cần có chương trình dài hạn để ứng phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp”.

Trước diễn biến phức tạp của hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai nhấn mạnh phải xem tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt ở ĐBSCL hiện nay là một trong những thiên tai ở cấp độ 1, 2. Từ đó xác định trách nhiệm phòng, chống chủ yếu do các địa phương thực hiện và các cơ quan trung ương hỗ trợ.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, đây là trận thiên tai nghiêm trọng trong vòng 100 năm qua. Đợt hạn, mặn lần này, người dân và chính quyền các địa phương phải đối mặt suốt 6 tháng, thậm chí lâu hơn. Vì thế, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng các giải pháp lâu dài là hết sức quan trọng. Trong đó, đề nghị các địa phương củng cố Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai theo đúng luật; đồng thời có phân công cụ thể và có sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp.

“Trong chỉ đạo, lấy phương châm phòng là chính, dân là chính, cơ sở là chính. Chính quyền các cấp phải có kế hoạch cụ thể từ nay đến hết tháng 6 để ứng phó với hạn, mặn, nhất là về sản xuất, về cấp nước sinh hoạt cho người, gia súc, cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Tôi quan ngại nhất không chỉ bảo vệ lúa đông xuân còn 1 triệu ha trên đồng mà theo truyền thống nếu thu hoạch xong đông xuân mà xuống giống ngay hè thu mà không biết rằng tháng 3 mặn sẽ sâu hơn, nặng hơn thì lúa hè thu sẽ thất bại. Không chỉ lúa, ngay cả tôm nuôi xuống giống cũng sẽ thất bại”.

tap trung doi pho han
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương ĐBSCL dừng các cuộc họp chưa thật sự cấp bách, tập trung đối phó với hạn, mặn xâm nhập.

Tại hội nghị Phòng chống hạn mặn, xâm nhập các tỉnh ĐBSCL diễn ra mới đây tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tình hình mực nước thấp dẫn tới hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang diễn ra nghiêm trọng, là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, cung cấp nước sinh hoạt của vùng.

Chính vì thế, vấn đề đặt ra đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần nhận thức đầy đủ về tình hình nghiêm trọng hiện nay để chủ động đề ra giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Bên cạnh đó, có bước đi, lộ trình và tầm nhìn dài hạn để xử lý vấn đề như tăng vốn đầu tư; sử dụng ngân sách hiệu quả, kịp thời cho công cuộc chống thiên tai đặc biệt. Mặt khác, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự tham gia của toàn bộ nhân dân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu "các bộ, ngành, địa phương có nhận thức đúng đắn về sự nghiêm trọng của hạn hán, xâm nhập mặn. Coi phòng chống thiên tai là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để có chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài; dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho ngăn mặn xâm nhập. Các địa phương tập trung chăm lo đời sống cho nhân dân với phương châm không để người dân đói, thiếu nước, dịch bệnh do hạn hán. Các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn  như nạo vét kênh mương, theo dõi diễn biến nguồn nước, vận hành, điều tiết công trình thủy lợi, ngăn mặn”.

Hạn và mặn ở ĐBSCL hiện nay được xác định là thiên tai, trăm năm mới có một lần. Thiên tai lần này được nhận định nghiêm trọng, kéo dài đến giữa năm nên cần tập trung mọi nỗ lực để ứng phó. Vấn đề đặt ra theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là các địa phương, bộ ngành và nhân dân cần bình tĩnh để có những giải pháp thích ứng trong ngắn hạn kết hợp với những bước đi lâu dài như xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, rà soát điều chỉnh quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi./.                              

VOV, 21/02/2016
Đăng ngày 24/02/2016
Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 11:28 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:28 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 11:28 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:28 16/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 11:28 16/04/2024