Hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu

Tàu công suất lớn ngày càng nhiều nhưng các bãi neo, đậu tàu cá ở Quảng Ngãi thì lạc hậu, xuống cấp, gây trở ngại cho các tàu cá.

Hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu
Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ nằm sát cảng Sa Kỳ (Ảnh: Thanh Niên)

Phát triển tàu đánh bắt xa bờ, công suất lớn là chủ trương mang tính chiến lược của Chính phủ, tạo cơ hội cho ngư dân vươn khơi, nâng cao thu nhập. Nghịch lý ở chỗ, tàu công suất lớn ngày càng nhiều nhưng các bãi neo, đậu tàu cá thì lạc hậu, xuống cấp, gây trở ngại cho các phương tiện tàu cá ra vào đánh bắt và bán sản phẩm.

Thực trạng này kéo dài từ nhiều năm nay ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa khắc phục được.

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 5 cảng cá gồm Tịnh Hòa, Lý Sơn , Mỹ Á, Sa Kỳ và Sa Huỳnh. Những cảng cá này xây dựng đã lâu, hầu hết đều xuống cấp, chỉ đáp ứng được việc neo đậu cho các phương tiện tàu cá công suất nhỏ. Các dịch vụ hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu nên 60% tàu cá khai thác xa bờ của ngư dân tỉnh này chỉ cập cảng ở các tỉnh bạn bán sản phẩm.

Ông Ngô Văn Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, nêu thực trạng: Đội tàu khai thác thủy sản của Quảng Ngãi với tàu trên 400 CV là trên 2300 chiếc nhưng các cảng cá Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy thì cạn nên tàu không vào được..., do đó không đáp ứng được nhu cầu, khả năng tiêu thụ sản phẩm của bà con ngư dân.

Luồng lạch bị bồi lấp, dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu bán sản phẩm cũng như mua sắm nhiên liệu, ngư cụ cho mỗi chuyến ra khơi đang là thực trạng buồn ở các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi. Địa phương này có hơn 5.500 tàu đánh cá, trong đó hơn một nửa là tàu đánh bắt xa bờ nhưng số tàu cập vào các cảng cá ở Quảng Ngãi bán sản phẩm không đáng kể.

Sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh trong 9 tháng qua đạt hơn 140.000 tấn nhưng sản phẩm cập cảng, bán ở Quảng Ngãi chưa tới 12 ngàn tấn, tức không đến 10% sản lượng khai thác. Hầu như các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi đều cập bến ở Đà Nẵng và những cảng cá ngoài tỉnh để bán thủy sản hay mua sắm nguyên liệu phục vụ cho phiên biển mới.

Ngư dân Phạm Anh Tín ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi phàn nàn: Ở Quảng Ngãi còn thiếu thốn nhiều, thua Đà Nẵng quá xa. Ở Đà Nẵng, dịch vụ cái gì cũng có hết, còn Quảng Ngãi thì luồng lạch, dịch vụ hậu cần cái gì cũng thiếu. Vì thế, tàu đi Đà Nẵng rất nhiều.

Tỉnh Quảng Ngãi là một trong những địa phương được Chính phủ xác định ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá từ nguồn đầu tư theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Với tốc độ phát triển phương tiện tàu thuyền khai thác thủy sản khá nhanh như hiện nay thì cơ sở phục vụ hạ tầng nghề cá của tỉnh Quảng Ngãi đang trở thành rào cản trong quá trình phát triển kinh tế biển.

Ông Đặng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tháo gỡ vướng mắc này, tỉnh đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ hậu cần nghề cá theo hình thức xã hội hóa. Nhà nước chỉ đầu tư những hạng mục, những dự án mà doanh nghiệp không đầu tư vì không có hiệu quả kinh tế.

VOV
Đăng ngày 12/10/2017
Tiến Công
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:43 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:43 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:43 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:43 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:43 19/04/2024