Hỗ trợ ngư dân đứng dậy sau bão

Cơn bão số 12 đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Khánh Hòa gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân với ước tính trên 7.000 tỷ, trong đó ngành thủy sản thiệt hại hơn 585 tỷ đồng. Nhiều ngư dân đã trở nên trắng tay.

Hỗ trợ ngư dân đứng dậy sau bão
Nhiều tàu thuyền của ngư dân Khánh Hòa bị hư hại nặng do bão số 12.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, sau khi bão vừa tan ngành thủy sản Khánh Hòa đã nhanh chóng triển khai những giải pháp ban đầu khắc phục hậu quả.Đối với tàu thuyền bị chìm, Chi cục đã huy động toàn bộ các tàu kiểm ngư, tuần tra phối hợp với các chủ tàu cá trục vớt. Còn với nuôi trồng thủy sản Chi cục chỉ đạo các trạm bám cơ sở cùng dân khắc phục hậu quả, nắm bắt và cập nhập số liệu.

Về giải pháp giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục lại sản xuất, ông Chánh kiến nghị: Thứ nhất nên hỗ trợ người dân thiệt hại theo chính sách nhà nước, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp giúp đỡ. Thứ 2, để người dân tái sản xuất, nhà nước cần có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay ưu đãi lãi suất thấp. Bởi lẽ, hầu hết hiện nay người nuôi trồng thủy sản ở Khánh Hòa đều vay vốn ngân hàng để đầu tư. Thứ 3, đối với những người hoạt động khai thác thủy sản bị mất nghề nghiệp (chìm phương tiện) hướng giải quyết nên tổ chức lại liên kết, hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu cá khai thác xa bờ. Trong đó, nên hỗ trợ theo hướng đối với tàu hoạt động các nghề vây, mành chụp vì thời gian qua các nghề này đánh bắt trong tỉnh rất hiệu quả.

Theo ông Huỳnh Kim Khánh, giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa đề xuất, đối với lồng bè hiện nay chủ yếu bằng gỗ đã hư hỏng hết, nếu hỗ trợ người nuôi làm bè thì số lượng rất lớn và cũng không có đủ gỗ làm lại kéo theo gây áp lực về rừng. Qua việc thiệt hại này sẽ là dịp chúng ta tái cơ cấu ngành nuôi của tỉnh trong việc sắp xếp lại lồng bè, quy hoạch vùng nuôi, đối tượng nuôi… gắn với thị trường. Nếu được tổ chức thế giới hỗ trợ bằng bè kiểu Na Uy, chúng ta sẽ hỗ trợ lồng nuôi này thành nhóm những người nuôi thiệt hại, rồi thành lập tổ hợp tác cùng nuôi chung. Đồng thời sắp xếp lại thành cụm nuôi theo quy hoạch cho bền vững.

Ông Lê Tấn Bản, giám đốc Sở NNPTNT Khánh Hòa cho biết: Bão đổ bộ vào gây thiệt hại cho hơn 24.000 ô lồng nuôi thủy sản các loại bị đánh chìm, ước thiệt hại ban đầu khoảng 330 tỷ đồng và 1.020ha ao đìa nuôi bị hư hỏng thiệt hại khoảng 183 tỷ đồng. Về tàu thuyền có đến 1.208 chiếc bị sóng đánh chìm, chủ yếu tàu dưới 90CV, ước thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng.

Mới đây, ông Nguyễn Hoài Chiểu, giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa đã ký công văn yêu cầu các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh khẩn trương rà soát các khoản nợ vay của người dân, doanh nghiệp. Kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vốn vay, tiếp tục cho vay mới… giúp khách hàng khôi phục và ổn định sản xuất.

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 15/11/2017
Văn Nhất
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 04:17 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 04:17 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 04:17 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 04:17 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 04:17 26/04/2024