Kêu gọi giải quyết 10 vấn đề kìm hãm xuất khẩu

Theo Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn, để thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng giá trị, cần giải quyết 10 vấn đề cơ bản, và việc quy hoạch trong liên kết vùng, địa phương, các bộ ngành cũng như giải bài toán đầu vào, đầu ra cho sản phẩm.

Kêu gọi giải quyết 10 vấn đề kìm hãm xuất khẩu
Kêu gọi giải quyết 10 vấn đề kìm hãm xuất khẩu

Phát biểu tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2017, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cho rằng, qua 30 năm đổi mới, kinh tế nông nghiệp xuất khẩu trung bình đạt xấp xỉ 30 tỷ USD. Trong bối cảnh suy thoái, nông nghiệp không chỉ là trụ đỡ mà còn là cứu cánh cho nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ góp phần ổn định chính trị của đất nước, ổn định cho nông thôn.

Theo ông Môn, đến nay xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng chú ý, trong năm 2016, xuất khẩu rau củ quả đã vượt qua xuất khẩu gạo (chỉ đạt 2,2 tỷ USD, giảm cả về lượng và giá trị). Tuy nhiên, dù xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng giá trị mang về lại rất thấp. Như với tiêu và điều, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nhì thế giới nhưng xét về giá trị chỉ đứng thứ 6. Do giá trị thấp nên dù xuất khẩu nhiều, đời sống của người nông dân vẫn khó khăn.

Theo ông Môn, để thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng giá trị, cần giải quyết 10 vấn đề cơ bản: Chính sách thiếu đồng bộ, chưa liên thông; giải bài toán quy hoạch sản xuất; áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ và nâng cao cơ sở hạ tầng. Cùng đó cần giải quyết việc quy hoạch trong liên kết vùng, địa phương, các bộ ngành cũng như giải bài toán đầu vào, đầu ra cho sản phẩm đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, cần rà soát tất cả cơ chế chính sách đồng bộ, liên thông, hiệu quả chứ không phải chỉ xúc tiến xuất khẩu. Chính sách ở đây đối với nông nghiệp là chính sách đất đai phải quy hoạch các vùng sản xuất phải đồng bộ, quy hoạch cả về hạ tầng như đường, điện, nước. Về giống cần đồng bộ và gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ. Về chính sách khoa học công nghệ, Chính phủ phải đặt hợp đồng với Viện nghiên cứu cây trồng chủ lực quốc gia. Như vậy mới tạo được ra những giống có năng suất, chất lượng”, ông Môn đề xuất.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, năm 2016 là thời điểm khó khăn, cạnh tranh trên thị trường gay gắt, biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn đạt trên 176 tỷ USD, tăng 9%. Tuy không đạt 10% như chỉ tiêu  Quốc hội đề ra, nhưng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, 9% được coi là tăng trưởng nóng.

Để nâng cao giá trị gia tăng cho xuất khẩu Việt Nam, theo ông Hải, cần ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp cơ khí, trong ngành công nghiệp điện tử, dệt may, da giày, trong ngành công nghiệp nhựa - cao su. Ngoài ra cũng phải nâng cao chuỗi cung ứng để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh và quan tâm đến bao bì, nhãn mác, thương hiệu sản phẩm.

Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương  mại cho rằng, thời gian qua hàng loạt các chính sách cũng như các hoạt động xúc tiến đầu tư ở các địa phương phần lớn các dự án của các nhà đầu tư Việt Nam đã được vinh danh. Ở đâu đó trong một vài lĩnh vực có thông tin doanh nghiệp Việt bị lép vế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cả trong chính sách và thực tiễn chúng ta đã giải quyết được vấn đề đó. Có chăng, xuất phát từ nguồn vốn, thị trường, doanh nghiệp Việt có thể bị lép vế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đã được ưu ái hơn so với trước.

"Chính phủ luôn đau đáu giúp cho doanh nghiệp. Cục Xúc tiến thương mại cũng mong muốn làm được nhiều và tốt hơn nhưng nhiều việc chưa làm được, chẳng hạn như việc kết nối với các doanh nghiệp, địa phương. Cục đang phối hợp với các Bộ, ngành để tìm ra cách làm thiết thực hỗ trợ nhiều hơn các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại. Tham gia xúc tiến là đầu tư chứ không phải chi phí" ông Sơn nhấn mạnh.

Kinh Tế
Đăng ngày 21/04/2017
Thuc Quyên
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:33 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:33 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:33 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:33 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:33 26/04/2024