Khó khăn nuôi ốc hương ở Ninh Thuận

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới cho ốc hương đẻ nhân tạo và nuôi thương phẩm thành công. Ốc hương được nuôi với nhiều hình thức như nuôi trong đăng, trong lồng, trong bể xi măng, trong ao đất, ao lót bạt nhựa trải cát… cho giá trị kinh tế cao song cũng nhiều rủi ro.

Khó khăn nuôi ốc hương ở Ninh Thuận
Ảnh minh họa

Nuôi ốc hương ở Ninh Thuận

Ninh Thuận có 1.500 ha có thể nuôi tôm. Hàng năm duy trì khoảng 1.000 ha nuôi tôm, trong đó 500 ha nuôi trên cát, 500 ha nuôi tôm ven đầm Nại, 100 ha đang nuôi các đối tượng như hàu Thái Bình Dương, cá mú, cá chẽm, cua ghẹ, cá chim vây vàng,… và số diện tích còn lại đang bỏ trống.

Ninh Thuận cũng có điều kiện phát triển sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất tại các xã ven đầm Nại và ao nuôi tôm lót bạt trên cát ở ven biển Từ Thiện, Sơn Hải, xã Phước Dinh. Nhiều người kỳ vọng chuyển qua nuôi ốc hương mang lại hiệu quả sẽ sử dụng gần hết các ao nuôi tôm đang để trống do dịch bệnh.

Từ năm 2003, ốc hương được nuôi trong ao đất ở Tân An, xã Tri Hải và trong đăng ven biển Mỹ Tân, xã Thanh Hải rất thành công. Phong trào nuôi ốc phát triển khá mạnh vào năm 2005, tuy nhiên chỉ vài năm sau đó xuất hiện bệnh trên ốc nuôi đăng tại Mỹ Tân, nhưng nuôi ao đất vẫn cho kết quả tốt và giá bán khá cao. Do vậy, từ năm 2009 đến nay, diện tích nuôi ốc trên toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Đến cuối tháng 11/2017 đã lên đến 109 ha và sản lượng đạt 1.500 tấn, bằng 127% so với cùng kỳ năm 2016. Giá bán giao động từ 140.000 - 290.000 đồng/kg với kích cỡ 150 con/kg tùy theo thời điểm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện bệnh ốc hương. Điển hình vào những tháng cuối năm 2016, mưa lớn kéo dài, nước nhạt, ốc giảm ăn và chết khiến một số hộ nuôi thua lỗ nặng. Tháng 10 năm 2017 mưa nhiều, vài hộ nuôi ốc bị mất trắng. Đặc biệt khi ốc hương bị nhiễm bệnh nặng thì chết sạch trong ao, mình ốc thối rữa. Tỷ lệ diện tích ốc nuôi bị bệnh ở Ninh Thuận có dấu hiệu tăng dần, năm 2017 đã lên đến 16,7%.

Mô hình nuôi ốc hương mật độ 300 con/m2 trong ao đất

Nhằm khuyến cáo người nuôi ốc thả nuôi mật độ vừa phải theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận thực nghiệm thả nuôi 300 con/m2 trong lưới. Quy mô thực nghiệm là 2.000 m2. Thả giống ngày 29/6/2017 và thu hoạch vào ngày 21/12/2017. Sau thời gian nưôi 175 ngày, kích cỡ ốc trung bình 170 con/kg, số ốc thu được là 604.860 con, tỷ lệ sống 93%, sản lượng ốc 3.558 kg. Lượng thức ăn gồm tôm, cá, ghẹ là 10.364 kg, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR: Food chain rate) là 2,91, chi phí 500,601 triệu đồng, doanh thu 800,740 triệu đồng. Trong đó có cả tiền thu từ ngao tự nhiên, cá rô phi, cá dìa và tôm sú thả nuôi không cho thức ăn khoảng 20 triệu đồng.

Mặc dù, ốc hương được đánh giá là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng chưa thể khuyến khích phát triển đại trà bởi chi phí đầu tư lớn và cũng dễ thất bại do bị dịch bệnh. Vì vậy người nuôi rất cần phải tuân thủ kỹ thuật trong các khâu cải tạo ao đìa, chọn con giống và xử lý nguồn nước… và phòng trị bệnh cho ốc hương.

TTKNQN
Đăng ngày 09/01/2018
Đỗ Kim Tâm
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:26 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:26 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:26 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:26 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:26 24/04/2024