Khuyến cáo chỉ thả tôm giống biển ở những vùng có độ mặn trên 6 phần ngàn

Qua kết quả khảo sát thực tế, dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo việc thả giống tôm biển.

Bến Tre: Khuyến cáo chỉ thả tôm giống biển ở những vùng có độ mặn trên 6 phần ngàn
Khuyến cáo thả giống tôm biển các tháng cuối năm 2017. Ảnh: Internet

Theo đó, các vùng nuôi có độ mặn thấp nên chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt hoặc cải tạo cho ao nghỉ đến khi nước mặn sẽ triển khai vụ nuôi 2018; chỉ thả tôm giống biển nuôi ở những vùng có độ mặn trên 6%o (huyện Bình Đại gồm các xã: Bình Thắng, Thừa Đức, Thạnh Phước và Thới Thuận; huyện Ba Tri: Bảo Thuận, Bảo Thạnh, An Thủy và Tân Thủy; huyện Thạnh Phú: Thạnh Hải, Thạnh Phong và Giao Thạnh).

Ao nuôi phải cải tạo tốt, sát trùng trước khi thả tôm giống nuôi và cấp nước bằng chlorine với liều lượng 30kg/1.000m2 (sản phẩm thương mại có chứa 70% chlorine), nhằm hạn chế sự xâm nhập của các vật chủ trung gian mang mầm bệnh; kiểm tra lưới rào, hạn chế người, động vật vào khu vật nuôi. Hộ nuôi thường xuyên bón vôi CaCO3 quanh bờ ao trước khi trời mưa; sau khi mưa nhiều phải kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, kiềm, oxy…) để điều chỉnh kịp thời, có thể tháo bỏ lớp tầng mặt khi mưa lớn. Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, cần bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Khi nhiệt độ thấp dưới 26oC hay trên 30oC giảm cho tôm ăn và mở quạt nước thường xuyên. Mực nước ao nuôi duy trì từ 1,2 - 1,5m. Kiểm tra sức khỏe tôm hàng ngày như: màu sắc tôm, khả năng hoạt động, vỏ tôm, khối gan tụy, ruột… để có các biện pháp kỹ thuật hợp lý.

Người nuôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và kết quả quan trắc môi trường khu vực nuôi; theo dõi tình hình dịch bệnh, tổ chức khoanh vùng, xử lý tốt khi dịch bệnh xảy ra, tuyệt đối không xả thải bùn đáy ao và mầm bệnh ra kênh rạch tự nhiên khi chưa xử lý. Thực hiện nghiêm quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đối với trường hợp đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng ngọt thì yêu cầu người dân khi thu hoạch không thả nuôi trở lại và không để phát sinh diện tích nuôi mới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý người dân tuyệt đối không được khoan giếng lấy nước mặn để nuôi tôm biển. Người dân không thả tôm biển nuôi liên tục nhiều vụ/năm, cần dành nhiều thời gian để ngưng vụ nuôi hoặc có thể thả các đối tượng nuôi khác như: cá rô phi, cá nâu, tôm càng xanh… để luân vụ và chuẩn bị ao nuôi thật kỹ cho vụ nuôi chính vào đầu năm 2018. Người nuôi thường xuyên truy cập vào trang web: www.sonongnghiep.bentre.gov.vn để theo dõi thông tin và kết quả quan trắc môi trường.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 22/09/2017
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:09 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:09 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:09 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:09 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:09 29/03/2024