Kim Sơn: Người nuôi tôm nước lợ chuẩn bị cho vụ mới

Hiện nay, các hộ nuôi tôm nước lợ của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đang khẩn trương cải tạo ao đầm, chuẩn bị nuôi tôm chính vụ năm 2016. Ngành nông nghiệp cùng chính quyền địa phương cũng đang tập trung thực hiện công tác khuyến cáo lịch thời vụ, quản lý con giống, quan trắc và cảnh báo môi trường, mầm bệnh… đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho một vụ sản xuất thắng lợi.

vùng nuôi trồng thủy sản
Vùng nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chuẩn bị bước vào mùa vụ mới.

Về các xã bãi ngang của huyện Kim Sơn những ngày này, chúng tôi chứng kiến một không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Các công việc như: sên vét bùn đáy, gia cố bờ, cống ao, rải vôi, xử lý và gây màu nước đang được bà con tích cực triển khai để chuẩn bị cho việc thả giống vụ nuôi xuân - hè.

Dù đang bận rộn với việc sang sửa ao đầm để chuẩn bị thả giống, ông Đảm xã Kim Đông, huyện Kim Sơn vẫn vui vẻ cho biết: Năm ngoái, chỉ với 2 mẫu đầm, gia đình tôi thu về gần 5 tấn tôm thương phẩm, giá bán có lúc lên tới 3 - 4 trăm nghìn/1kg, thắng lớn nên năm 2016 này ông tiếp tục mạnh dạn đầu tư thêm.

Mọi công đoạn đều được ông chuẩn bị kỹ càng hơn, nhất là khâu cải tạo ao đầm bởi theo ông Đảm đây là khâu rất quan trọng, vì dịch bệnh đối với nghề thủy sản, nhất là con tôm rất khó chữa trị. “Hơn nửa tháng nay, chúng tôi đã lấy nước vào ao, diệt khuẩn và gây màu nước, đồng thời đặt hàng trước tôm giống để đảm bảo có được những con giống chất lượng nhất về thả nuôi.

Đến nay công tác chuẩn bị ao nuôi đã sẵn sàng, chỉ còn chờ thời tiết thuận lợi là bắt giống và tiến hành thả nuôi”, ông Đảm cho hay.

Vụ xuân hè 2016 này, gia đình anh Trần Quốc Huy, xã Kim Trung mạnh dạn chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản quảng canh sang nuôi thâm canh và bán thâm canh. Những ngày này, gia đình chị đang tích cực đầu tư thuê máy móc, nhân lực tiến hành cẩu, đắp bờ phân chia lại ô đầm, mua sắm lắp đặt máy móc, chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi mới.

Tổng sản lượng đạt trên 14.700 tấn, trong đó tôm sú là 300 tấn, tôm rảo 200 tấn, cua xanh 335 tấn, ngao 13.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 220 tấn và thủy sản khác là 730 tấn.

Để tiếp tục duy trì và nâng cao sản lượng, năm 2016 này, ngành Nông nghiệp cũng như huyện Kim Sơn đang tăng cường huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững. Chú trọng vào một số đối tượng con nuôi có truyền thống như: tôm sú, tôm thẻ, ngao, cua xanh….

Mở rộng mô hình sản xuất có hiệu quả như: cá mú, cá bống bớp, đồng thời khuyến khích phát triển thêm diện tích nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh; đánh giá một số mô hình nuôi mới, phục vụ cho công tác chỉ đạo, mở rộng sản xuất, đa dạng đối tượng nuôi. Theo đó, vụ nuôi năm nay, tổng diện tích nuôi thả toàn vùng khoảng trên 3.000 ha, trong đó nuôi vụ 1 là trên 2.100 ha, bao gồm diện tích nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh cải tiến là 1.960 ha, diện tích nuôi tôm thẻ công nghiệp và bán công nghiệp là 150 ha.

Ông Phạm Văn Hải, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết: Năm nay, ngay từ đầu vụ nuôi, việc đầu tư, nâng cấp các đầm nuôi của các hộ dân trong vùng được quan tâm hơn, hệ thống công trình nuôi đã dần đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật.

Các ao nuôi quảng canh về cơ bản đã cải tạo xong, bà con đang tiến hành đưa nước vào để gây màu, riêng các ao nuôi công nghiệp đang trong giai đoạn làm bờ, lót bạt và làm hệ thống đáy. Để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, ngay từ đầu vụ, thực hiện sự chỉ đạo của Chi cục, Trạm đã phối hợp với địa phương tuyên truyền, phổ biến lịch thời vụ đến người nuôi tôm trên địa bàn, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cải tạo ao đầm.

Mặt khác, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi trọng điểm với tần suất 1 lần/tuần. Kết quả quan trắc được thông báo trên hệ thống đài truyền thanh để người nuôi tôm chủ động trong việc chọn thời điểm lấy nước, thả giống phù hợp.

Thời gian tới, Trạm tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm giúp người nuôi kiểm tra, chọn tôm giống sạch bệnh, chăm sóc và quản lý tốt môi trường ao nuôi.

Đồng thời tuyên truyền để các cơ sở sản xuất, cung ứng tôm giống cần chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong việc sản xuất và kinh doanh tôm giống, không xuất bán tôm giống cho các hộ nuôi tôm trong tỉnh trước lịch mùa vụ quy định.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định, không bán các loại hóa chất, kháng sinh cấm… Tăng cường kiểm soát nguồn tôm giống, kiên quyết xử lý các trường hợp tôm giống không rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch.

Lịch thả giống

Đối với tôm sú: Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán công nghiệp bắt đầu ương giống từ ngày 15-3, khi nhiệt độ ấm lên thì có thể đưa tôm giống vào ao ương, thời gian ương từ 15 - 20 ngày. Bắt đầu thả giống nuôi thương phẩm từ ngày 10-4.

Đối với tôm thẻ chân trắng: Nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Bắt đầu thả giống đợt 1 từ ngày 25-4 và kết thúc thu hoạch ngày 20-7. Thả đợt 2 bắt đầu thả giống từ ngày 20-8 và thu hoạch giữa tháng 11.

Đối với cua xanh: nuôi quảng canh cải tiến và bán công nghiệp, chủ yếu thả nuôi vào đợt 2. Bắt đầu thả giống cua vào đầu tháng 8 và kết thúc thu hoạch vào giữa tháng 12.

Đối với các đối tượng nuôi khác: Cá bớp, cá mú, cá vược… căn cứ vào lịch sản xuất tôm sú và áp dụng theo điều kiện lợi thế của vùng, của từng hộ nuôi.

(Theo hướng dẫn của Chi cục Thuỷ sản tỉnh)

Báo Ninh Bình, 01/03/2016
Đăng ngày 03/03/2016
Hà Phương
Nuôi trồng

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tảo độc ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tôm nuôi?

Tảo độc là một trong những mối lo ngại lớn đối với các ao nuôi tôm. Khi môi trường ao nuôi không được kiểm soát đúng cách, tảo độc có thể phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Vì vậy, vào lúc thời tiết mưa như hiện nay, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về chúng nhé.

Tảo độc
• 09:32 26/09/2024

Lựa chọn giá thể nuôi cấy san hô

Theo những thống kê gần đây, diện tích rạn san hô trên thế giới đã mất khoảng 19% và khoảng 20% số rạn đang trong tình trạng có chiều hướng bị đe dọa nghiêm trọng và sẽ mất trong vòng 20 – 40 năm tới.

San hô
• 10:20 25/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:29 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 14:29 27/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 14:29 27/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:29 27/09/2024

Lai tạo thành công cá mú lai mới sử dụng tinh trùng đông lạnh

Tại Việt Nam nhóm nghiên cứu thuộc Chi nhánh Ven biển/Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đã công bố kết quả nghiên cứu cho sinh sản giữa cá mú nghệ Epinephelus lanceolatus đực và cá mú đen Epinephelus coioides cái tạo thành con lai mới. Đây là kết quả thực hiện thành công được công bố đầu tiên ở Việt Nam, với những kết quả ban đầu đạt được sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu làm chủ được công nghệ sản xuất cá mú lai mới giữa cá mú nghệ Epinephelus lanceolatus đực và cá mú đen Epinephelus coioides cái trong tương lai.

Cá mú
• 14:29 27/09/2024
Some text some message..