Lão nông 'mát tay' cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều loại thủy sản quý

Chỉ với sự tự học, không có bất kỳ trợ giúp chuyên môn nào nhưng ông Nguyễn Văn Thuần ở thôn Lai Phương (xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) đã nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều giống thủy sản quý.

Lão nông cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều loại thủy sản quý
Cá chuối hoa 21 ngày tuổi sẳn sàng được xuất bán

Gian khổ nhân giống cá chuối hoa

Sinh ra trong gia đình bao đời làm nông, gắn bó với ruộng đồng, ông Thuần đặc biệt say mê loài cá chuối hoa. Đây là giống cá quý hiếm bản địa của miền Bắc nước ta, có sức sống mạnh mẽ và thịt rất ngon, bổ dưỡng.

lão nông làm giàu, sinh sản nhân tạo cá chuối, sinh sản nhân tạo cá, cá giống
Trang trại của gia đình ông Thuần

Nhưng do môi trường sống thay đổi, việc xây nhiều công trình thủy lợi, sản xuất nông nghiệp với nhiều chất hóa học, việc đánh bắt quá mức… khiến loài cá này đang có nguy cơ tuyệt chủng, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Cùng họ cá quả, ở miền Nam có các loại cá lóc, ở miền Bắc chỉ có 2 loại là cá sộp và chuối hoa. Cá sộp thì thịt nhạt, giá trị kinh tế không cao. Theo ông Thuần, trên thị trường bây giờ, chủ yếu là cá chuối Trung Quốc và cá chuối miền Nam (cá lóc đầu nhím).

Tiếc giống cá quý, ông tìm kiếm thu mua cá chuối hoa về nuôi giữ ở ao nhà mình. Cứ nghe nói ở đâu có người bắt được cá chuối hoa là ông tìm đến, hỏi mua, trả giá cao. Sau mấy năm, ông gom được hơn 300 con cá chuối hoa, dự định nuôi vỗ để nhân giống.

Ông Thuần cho biết: “Là cá hoang dã, cá chuối hoa là một trong những loài khó nhân giống nhất trong các loài cá nước ngọt. Mới đầu, tôi thả tập trung cá trong ao, chúng không đẻ. Với kinh nghiệm nhiều năm nhân giống các loài cá nước ngọt như trắm đen, rô phi, chim trắng…, tôi áp dụng kỹ thuật đó cho cá chuối hoa đều thất bại. Thế là tôi quyết tâm đi tham quan, học hỏi những nơi có nuôi cá lóc bông - một loại cá quả miền Nam gần giống với cá chuối hoa miền Bắc”.

lão nông làm giàu, sinh sản nhân tạo cá chuối, sinh sản nhân tạo cá, cá giống
Ông Thuần giới thiệu một con cá chuối hoa đang độ sinh sản

Ông vào Thanh Hóa, Đồng Tháp, Cà Mau, học tập nhiều lần trong nhiều tháng trời nhưng trở về, áp dụng kỹ thuật của họ không thành công. Lần thì cá không chịu đẻ, lần thì đẻ rất ít. Không chịu đầu hàng, ông bỏ công tìm hiểu kỹ hơn nữa về loài cá chuối hoa Bắc bộ qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách báo, mạng internet, kỹ sư khuyến nông, các cụ cao niên ở địa phương… Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng ông cũng đã chinh phục được loài cá này, tìm ra bí quyết kích thích cá đẻ theo ý muốn. Bây giờ ông muốn cho cá đẻ lúc nào cũng được.

Ông Thuần khẳng định, ông là người đầu tiên và duy nhất ở miền Bắc cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá chuối hoa. Hiện ông có 5 tạ cá bố mẹ, “đẻ mãi không hết”. Mỗi năm cá đẻ 2 đợt vào tháng 4, 5 và tháng 8, 9 âm lịch. Ông chọn cá bố mẹ tương xứng, cá đực khoảng 2kg, cá cái 1,5 - 1,7kg, ghép đôi chúng trong một tráng. Ghép đôi xong thì thả về môi trường tự nhiên. Sau 3 ngày, con cái sẽ đẻ số lượng 7 - 10 nghìn con, tỷ lệ sống đạt 80 - 90%.

Trong khi đó, cá trong tự nhiên chỉ đẻ chừng vài trăm con/lứa. Cá được ương trong vòng 20 ngày thì có thể xuất bán, giá từ 2 - 4 nghìn đồng/con. 

“Ông đỡ” mát tay

Ngoài cá chuối hoa, trong trang trại rộng gần 2ha, ông Thuần còn cho sinh sản nhân tạo cá rô đồng, ếch, ba ba.

Cá rô đồng ông cũng mua gom, nhặt nhạnh mỗi nơi một vài con, đem về nuôi vỗ trong ao làm cá bố mẹ. Theo ông, cá rô đồng cho đẻ rất dễ, chỉ có điểm khó là làm sao để chúng đẻ đồng loạt. Cách xử lý của ông là cho cá ăn đầy đủ, khi các con cái có hàm lượng trứng như nhau thì kích dục cùng lúc, chúng sẽ đẻ tập trung vào cùng một thời điểm. Cá rô cái 1 năm tuổi bắt đầu đẻ được. Ông Thuần chỉ cho cá đẻ 2 năm là thay mẹ, vì theo ông, “cá già đẻ kém, không bằng cá non”. Mùa cá đẻ từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Đến nay, ông Thuần đã có 6 năm nhân giống loài cá này. Mỗi năm, ông xuất bán 2 triệu con cá rô đồng giống, với giá 600 nghìn đồng/vạn cá hương 20 ngày tuổi.

Mùa cá rô đồng đẻ cũng trùng với mùa ếch đẻ. Cứ bắt đầu từ tháng 3 âm lịch là ông Thuần lại tất bật với đàn cá, ếch. Ông chia sẻ kinh nghiệm: “Nếu không dùng biện pháp kích dục thì chỉ cần để khô ếch khoảng 1 tuần, cho con đực và cái vào bể, mỗi bể 10 cặp, rồi bơm nước mới vào, chúng sẽ tự bắt cặp với nhau để đẻ. Hôm sau, bắt ếch bố mẹ ra, nuôi nòng nọc trong 2 - 3 ngày, thay nước và cho ăn mỗi ngày một lần. Đến khi rụng đuôi, ếch con được 7 - 10 ngày là bán được, giá 1.000 - 1.200 đồng/con”. Mỗi năm, trang trại ông Thuần cung cấp khoảng 30 vạn ếch giống, 3 tấn ếch thịt.

nuôi ếch, nuôi ếch thịt, sản xuất giống cá
Ao nuôi ếch thịt

Trang trại còn nuôi số lượng lớn ba ba lai Việt - Thái và ba ba gai. Hai giống này dễ nuôi, nhanh lớn. Với ba ba gai, ông nhập giống từ Yên Bái, Sơn La, về nuôi gột lên, một phần bán con giống, một phần dành nuôi thịt. Ông không nhân giống được loài ba ba này vì theo ông, khí hậu, nguồn nước ở khu vực này không phù hợp cho ba ba gai sinh sản. Còn đối với ba ba lai Việt - Thái, ông cũng làm chủ được kỹ thuật sinh sản nhân tạo. Hằng năm, gia đình ông bán hàng vạn con ba ba giống và khoảng 500 con ba ba thịt.

Ông Thuần say mê với việc nhân giống các loài vật nuôi này đến mức nhiều bữa quên cả ăn. Con giống từ trang trại của ông có chất lượng tốt, uy tín ngày càng lan xa. Nhiều khách ở các tỉnh khác như Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang… thường xuyên mua giống của trang trại. Chủ nhân thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm từ trang trại, tạo việc làm thường xuyên cho 2 - 3 lao động địa phương.

Ông Dương Thanh Đẹp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Thanh cho biết: Ông Thuần đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất chiêm trũng một vụ lúa sang nuôi trồng thủy sản, tự học hỏi mà nhân giống được nhiều loài đặc sản. Nhờ thế, phát triển kinh tế gia đình đồng thời cung cấp được các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao cho bà con địa phương cũng như nhiều nơi khác.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 24/07/2017
Đoàn Châu
Nuôi trồng

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 02:48 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 02:48 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 02:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 02:48 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 02:48 25/04/2024