Liên kết doanh nghiệp – nông dân

Để đi vào sản xuất cá tra một cách bền vững, ở An Giang đang xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình liên kết sản xuất cá tra nguyên liệu giữa DN với nông dân.

Liên kết doanh nghiệp – nông dân, liên kết cá tra 3 cấp
Liên kết doanh nghiệp – nông dân sẽ là động lực để ngành cá tra phát triển

Liên kết doanh nghiệp – nông dân

Theo ông Trần Phùng Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang, trên địa bàn tỉnh này hiện đã có một số mô hình liên kết nuôi cá tra khá hiệu quả, với sự tham gia của nông dân trên địa bàn và các công ty trong và ngoài tỉnh.

Mô hình đầu tiên có thể kể tới là Cty CP Chế biến và XK Thủy sản Sao Mai liên kết với 6 hộ nông dân nuôi cá tra trên tổng diện tích 18,06 ha, sản lượng 13.655 tấn/năm. Trong chuỗi liên kết này, Cty Sao Mai đầu tư thức ăn cho nông dân, khoán hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) là 1,57 (1,57 kg thức ăn ra 1 kg cá tra nguyên liệu), cộng thêm cho hộ nuôi 4.500 đ/kg cá tra nguyên liệu.

Cty CP XNK Thủy sản An Giang (Agifish) liên kết với 2 hộ nông dân trên tổng diện tích 2,42 ha, sản lượng 700 tấn/năm. Agifish hỗ trợ 100% chi phí thức ăn cho nông dân theo giá thị trường thỏa thuận, nông dân chịu lãi suất 1%/tháng. Khi thu hoạch, nông dân giao cá tra thương phẩm cho công ty cũng theo giá thị trường thỏa thuận tại thời điểm thu hoạch.

Cty CP Vĩnh Hoàn liên kết với 3 hộ nông dân trên diện tích 33,7 ha, sản lượng 13.790 tấn/năm. Nông dân được hỗ trợ 100% chi phí thức ăn do Vĩnh Hoàn sản xuất theo giá thị trường thỏa thuận, Cty khoán hệ số FCR là 1,57-1,6. Khi thu hoạch, nông dân giao toàn bộ cá tra cho Cty. Sau khi trừ đi số lượng cá nông dân phải trao cho Cty theo hệ số thức ăn giao khoán, số lượng cá còn lại sẽ được Cty thanh toán theo giá thị trường.

Cty Afiex liên kết với 1 hộ nông dân nuôi trên diện tích 3,16 ha và sản lượng 1.275 tấn/năm. Afiex chịu 55% chi phí sản xuất (thức ăn, giống, thuốc…), sử dụng thức ăn của Afiex. Khi thu hoạch, hộ nông dân đó bán cá cho Afiex theo giá thị trường, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ Cty 55%, nông dân 45%. CP Việt Nam cũng đã thử nghiệm liên kết với 1 hộ nông dân nuôi trên diện tích 0,72 ha và sản lượng 220 tấn/năm. CP Việt Nam đầu tư 100% thức ăn loại CP 26,30% độ đạm, khoán hệ số FCR là 1,57 cộng thêm 4.000 đ/kg cá tra nguyên liệu. Hộ nuôi đăng ký sản lượng ban đầu. Đến lúc thu hoạch, nếu hụt sản lượng so với đăng ký, phải đền cho Cty 21.000 đ/kg. Nếu vượt sản lượng, phần dôi dư sẽ được Cty thanh toán 21.000 đ/kg…

Các mô hình liên kết giữa nông dân với DN, tuy chưa phải là tối ưu, nhưng đều có 1 điểm chung là nông dân tuy không có lời nhiều, nhưng cũng không lo bị thua lỗ. Mức lời bình quân của nông dân là 1.000-2.000 đ/kg cá tra nguyên liệu. 

Liên kết sản xuất giống theo hệ thống 3 cấp

Về sản xuất giống, An Giang đang đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng vùng sản xuất giống cá tra tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy mô công nghiệp, sử dụng đàn cá tra bố mẹ chất lượng, ứng dụng quy trình sản xuất giống đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.

Theo đó, An Giang đang tổ chức lại sản xuất theo liên kết chuỗi, có chia sẻ trách nhiệm các bên liên quan. Các bên tham gia ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra 3 cấp. Cụ thể: Cấp I gồm Viện Nghiên cứu NTTS II cùng các viện nghiên cứu trong và ngoài nước cung cấp đàn cá tra bố mẹ tuyển chọn các tính trạng tốt như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, chất lượng thịt tốt; Cấp II là Trung tâm Giống thủy sản An Giang và các trại giống liên kết sản xuất, cung cấp cá tra bột cho vùng ương; Cấp III là vùng ương giống sản xuất, cung cấp cá tra giống cho nuôi thương phẩm theo liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ với sự tham gia của DN chế biến cá tra XK làm hạt nhân của chuỗi liên kết.

Để chuẩn bị bổ sung đàn cá tra bố mẹ chất lượng phục vụ sản xuất, cung ứng giống cá tra 3 cấp, Chi cục Thủy sản và Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã làm việc với Viện Nghiên cứu NTTS II, đăng ký tiếp nhận thêm đàn cá tra bố mẹ hậu bị. Trong năm nay, 4 cơ sở sản xuất giống trong tỉnh sẽ tiếp nhận đàn cá tra từ Viện Nghiên cứu NTTS II là 9.000 con, trong đó 8.000 con là cá tra hậu bị. Đây là đàn cá có các tính trạng tăng trưởng qua 3 thế hệ, kháng bệnh gan thận mủ thế hệ I.

Chương trình liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của An Giang nhận được phản hồi tích cực từ nhiều doanh nhân. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Hùng Vương, cho rằng, chương trình giống 3 cấp là 1 bước đi vững chắc. Việc liên kết, cung cấp cá bột chất lượng cao cho nông dân ương giống thương phẩm và bao tiêu sản phẩm là rất khả thi. Với việc sản xuất theo chuỗi như thế này, tính toán hết chi phí, giá thành cá tra nguyên liệu không quá 21.000 đ/kg. Bao tiêu 23.000 đ/kg là đảm bảo nông dân có lời 2.000 đ/kg. Ngoài ra, nông dân tham gia liên kết còn có những cái lợi khác như nhận cá bột để nuôi, sử dụng thức ăn mà không phải thanh toán tiền, được bao tiêu sản phẩm.

Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Vĩnh Hoàn, liên kết sản xuất cá tra không nên chỉ bắt đầu từ nuôi thương phẩm, mà phải từ ương con giống, với nguồn con giống sạch bệnh, chất lượng tốt. Do đó, mô hình liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp ở An Giang cần được nhân rộng sang các địa phương khác.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 11/07/2017
Sơn Trang
Chế biến

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:57 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:57 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:57 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:57 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:57 20/04/2024