Liên kết tiêu thụ tôm sạch: Sự sống còn của người nuôi tôm và doanh nghiệp

Sự kiện Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) ký kết hợp đồng tiêu thụ tôm sạch với 10 hợp tác xã và tổ hợp tác vào tháng 10 vừa qua cho thấy, cả doanh nghiệp lẫn người nuôi tôm đều ý thức được tầm quan trọng của việc liên kết, nhằm tạo ra sản phẩm ngày một chất lượng hơn, giá trị cao hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hiệu quả trước mắt


Do việc ký kết hợp đồng đã vào thời điểm cuối vụ, nên số lượng tôm tiêu thụ theo hợp đồng không nhiều, nhưng cả doanh nghiệp lẫn các tổ chức đại diện nông dân vẫn cảm thấy hài lòng và vững tin vào thành công của mối liên kết trong thời gian tới. Điều đó, được thể hiện qua những đề xuất, đóng góp tại buổi rà soát kết quả thực hiện hợp đồng diễn ra vào ngày 4-11.


Tại buổi đối thoại, các bên đều có chung nhận định: Khó khăn trong quá trình thực hiện là không thể tránh khỏi, nhưng vấn đề là làm sao xây dựng được lòng tin lẫn nhau. Đánh giá về công tác thu mua, Giám đốc Hợp tác xã Nông ngư 14/10 Hòa Nhờ A, xã Hòa Tú 2 Ngô Công Luận cho rằng: Cách lấy mẫu và thu mua của Vina Cleanfood là rất nhanh, đặc biệt có lợi cho người nuôi tôm. Ông Luận dẫn chứng: "Do ảnh hưởng mưa nhiều, 1 ao tôm của hợp tác xã buộc phải thu hoạch sớm. Nhưng khi nhận được tin báo, công ty vẫn cử cán bộ xuống lấy mẫu, thu mua rất nhanh chóng và giá thu mua cũng rất tốt. Trước đây, thường những ao như thế này khi kêu thương lái họ ép giá rất dữ, còn công ty thì vẫn mua đúng theo giá cam kết. Sau đợt thu mua này, những ao còn lại, các thành viên đều muốn bán cho công ty".

Tôm sạch nuôi bằng công nghệ sinh học được Vina Cleanfood thu mua giá cao hơn thị trường 5.000 – 7.000 đồng/kg.

Cũng theo đại diện các hợp tác xã, liên kết đầu tư, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp là mong muốn bấy lâu của họ. Thực tế, qua thực hiện liên kết dù chỉ trong thời gian ngắn, số lượng tôm bán theo hợp đồng chưa nhiều, nhưng hiệu quả là rất rõ ràng và hợp tác xã rất hài lòng. Đại diện hợp tác xã Bình Hòa, xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên), bày tỏ: chỉ cần doanh nghiệp cân đủ và mua đúng giá là người nuôi đã hài lòng và điều này Vina Cleanfood đã làm rất tốt. Đặc biệt, thường tôm thu hoạch trong tháng 7 và tháng 8 hay bị ép giá, nên khi có liên kết, người nuôi rất yên tâm. Dù chưa có hợp đồng với Vina Cleanfood, nhưng Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh Nguyễn Văn Nhiệm vẫn thừa nhận, giá thu mua của công ty hiện cao hơn giá do hiệp hội đang bán ra.


Tuy công tác thu mua bước đầu vẫn còn đôi lúc trục trặc, nhưng theo các hợp tác xã vẫn tốt hơn so với cách mua của thương lái. Ngay câu hỏi: "Tại sao thương lái mua tôm của người nuôi giá cao hơn nhà máy mà họ vẫn có lời?" cũng được chính cả đại diện các hợp tác xã cùng nhau phân tích và đưa ra câu trả lời hết sức thỏa đáng. Theo đại diện Hợp tác xã Bình Hòa, có rất nhiều cách để họ gian lận, từ chuyện trừ bì rổ cân tôm, cho đến phân cỡ, rồi cân kéo… Nói chung kiểu nào họ cũng "móc túi" của người nuôi tôm được hết. Đó là chưa kể trường hợp vào vụ thu hoạch rộ hay khi ao tôm có vấn đề phải thu hoạch sớm thì cầm chắc người nuôi sẽ bị ép giá.


Giải tỏa băn khoăn


Đại diện Hợp tác xã Thành Đạt, xã Hòa Tú 1 (Mỹ Xuyên) nêu thắc mắc, do cuối vụ, nên hợp tác xã chỉ còn 1 ao cỡ tôm 53 con/kg, nhưng khi gọi thì đại diện công ty trả lời không thể vô mua vì số lượng quá nhỏ. Cùng trường hợp như Hợp tác xã Thành Đạt, một hợp tác xã ở TX. Vĩnh Châu cũng không hài lòng khi có ao tôm buộc phải thu hoạch sớm báo lên, nhưng công ty không xuống mua. Vì vậy, họ đề nghị công ty cần tổ chức lực lượng thu mua đủ mạnh do điều kiện nuôi phần lớn là nhỏ lẻ.


Chia sẻ những thắc mắc của các hợp tác xã, Giám đốc Vina Cleanfood Võ Văn Phục cho biết: "Chúng tôi đã xác định, nghề nuôi là rất quan trọng, có tính chất quyết định đến ngành tôm của tỉnh. Vì vậy, công ty quyết định tham gia việc ký kết hợp đồng với người nuôi để góp phần từng bước thay đổi tập quán nuôi của người dân, nhằm có sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu thị trường. Khi tham gia, chúng tôi cũng xác định là sẽ khó khăn, nhưng vẫn phải làm vì đây là xu hướng tất yếu trong tương lai, vì cộng đồng và sự phát triển của công ty nói riêng và ngành tôm Sóc Trăng nói chung".


Liên quan đến giá thu mua, ông Phục giải thích: "Sở dĩ có trường hợp thương lái đến mua với giá từ bằng đến cao hơn giá do công ty đưa ra là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, họ biết được hộ nuôi có ký hợp đồng với công ty là tôm sạch nên sẵn sàng trả giá ngang với mức giá do công ty đưa ra và không cần phải lấy mẫu kiểm nghiệm. Từ đây, người nuôi cho rằng giá của công ty không cao và không có phần cộng thêm 5.000 – 7.000 đồng/kg như thỏa thuận. Thứ hai là có trường hợp doanh nghiệp cần gấp một số lượng tôm nhất định để đủ hàng giao cho đối tác, nên sẵn sàng ra giá cao cho thương lái đi thu gom".


Cũng theo ông Phục, người nuôi không nên lấy mức giá thu mua trước mắt do thương lái đưa ra, mà cần đo lường hết giá trị thực cũng như tính bền vững lâu dài giữa công ty so với thương lái. Ông Phục nêu ví dụ: "Đối với thương lái, chỉ cần cỡ tôm rớt 1 con, người nuôi đã bị trừ 2.000 đồng/kg, còn dưới 1 con chỉ được cộng thêm 1.000 đồng/kg, mà chuyện lên xuống 1 con/kg đối với thương lái là không khó, nên phần thiệt lúc nào cũng thuộc về người nuôi". Do đó, ông Phục đề nghị, các hợp tác xã và công ty hãy cùng bàn bạc thêm về phương thức thu mua để sao cho cả 2 cùng có lợi.


Hướng đến lòng tin


Đại diện các hợp tác xã cho rằng, cả công ty và hợp tác xã đều phải rút kinh nghiệm và thay đổi, điều chỉnh phù hợp hơn để hỗ trợ lẫn nhau. Theo đó, nếu công ty không đủ nhân lực thu mua đến tận ao nhỏ lẻ, hợp tác xã có thể đảm nhận thay và tập kết hàng ra tận xe cho công ty. Về phía mình, các hợp tác xã cũng cho biết, để hạn chế khó khăn về diện tích nuôi nhỏ lẻ, tới đây, các hợp tác xã sẽ điều chỉnh diện tích thả nuôi để làm sao mỗi đợt thu hoạch, có đủ sản lượng tôm theo yêu cầu thu mua của công ty. Tuy nhiên, nghề nuôi không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nên ông Ngô Công Luận đề xuất thêm: "Khi người nuôi gặp trục trặc, báo lên, công ty nên cử người xuống thu mua, dù ít hay nhiều, chứ không nên từ chối như vừa qua, rất dễ mất lòng tin nơi thành viên hợp tác xã".


Theo TS. Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), đối thoại giữa công ty và người nuôi là dịp để đưa các hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp gần nhau hơn, thấy được vai trò, vị trí của nhau và cùng đóng góp cho nhau để hoàn thiện hơn nữa trong liên kết chuỗi. TS. Lê Thanh Lựu nhận định: "Mối liên kết chỉ thật sự tốt đẹp khi người nuôi tôm làm tốt khâu sản xuất và doanh nghiệp thực hiện tốt khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu. Do đó, bước đầu tiên cần làm là thay đổi khâu tổ chức sản xuất, nhằm có được sản phẩm chất lượng, giá trị cao đưa ra thị trường thế giới". TS. Lê Thanh Lựu cũng cam kết, tới đây, ICAFIS sẽ có thêm một số kênh hỗ trợ hợp tác xã có liên kết với Vina Cleanfood về vốn, giống, thức ăn, thuốc thú y… cũng như việc thu mua sẽ sòng phẳng hơn. Do đó, các bên phải có lòng tin lẫn nhau, vì đây cũng là sự sống còn của ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng trong tương lai.

Kinh Tế Nông Thôn
Đăng ngày 12/11/2016
Báo Cần Thơ
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:54 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:54 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:54 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:54 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:54 29/03/2024