Liên kết trong nuôi tôm - cần tin tưởng

Mấu chốt của sự phát triển hiệu quả và bền vững cho ngành tôm chính là ở khâu liên kết. Và, liên kết phải là thực chất trên cơ sở uy tín và lòng tin lẫn nhau để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và hài hòa lợi ích của các bên tham gia liên kết.

Liên kết trong nuôi tôm - cần tin tưởng
Liên kết trong nuôi tôm - cần tin tưởng. Hình minh họa

Đó là một trong những nội dung chính được các đại biểu tham gia hội thảo: “Xây dựng mối liên kết phát triển ngành tôm bền vững” do Hiệp hội tôm Mỹ Thanh phối hợp Chi cục Thủy sản Sóc Trăng tổ chức vào ngày 30-5 đặt ra, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển ngành tôm bền vững.

Với việc đề ra mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỉ USD đến năm 2025 và quyết định ngành tôm được vay ngân hàng với lãi suất thấp hơn 0,5 - 1,5% của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây cho thấy, sự quan tâm đặc biệt đến ngành tôm của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận, hiện cả nước chỉ có 2 hiệp hội là Hiệp hội tôm Bình Thuận (Bình Thuận) và Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cho thấy việc liên kết và đầu tư cho phát triển ngành tôm chưa nhiều. “Hợp tác là phải thiết thực và hiệu quả trong hiện tại lẫn tương lai để cùng tạo ra giá trị gia tăng cao chứ không phải để trục lợi lẫn nhau” - ông Nguyễn Hoàng Anh nêu quan điểm.

Là một nhà khoa học, nhưng PGS.TS. Trương Quốc Phú – Trưởng Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ cũng quan tâm đến vấn đề liên kết trong nuôi tôm không kém các doanh nghiệp và người nuôi, bởi theo TS Phú, chỉ có liên kết tốt mới giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường và hạn chế khả năng phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, TS Phú đề nghị, hiệp hội cần tìm kiếm đối tác có uy tín để hợp tác, như: nhà khoa học, doanh nghiệp giống, thức ăn, chế biến… để đảm bảo khép kín chuỗi sản xuất và nhất là cần thống nhất chọn mô hình nuôi nào ít rủi ro nhất cho từng vùng.

Khẳng định nuôi tôm không phải lúc nào cũng thắng vì con tôm chịu tác động rất nhiều yếu tố, ông Mã Thanh Hồng – Giám đốc HTX Hòa Đê (Mỹ Xuyên) cho rằng, chất lượng con giống đang là vấn đề cả người nuôi lẫn nhà quản lý cần quan tâm, vì theo ông Hồng hiện có một số đơn vị giống xuống tận vùng nuôi khuyến mãi 30% - 40% thậm chí là 100%, nhưng chất lượng thì không biết ra sao. Ông Hồng kiến nghị: “Phải có mối liên kết chặt chẽ hơn về con giống và nên có kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm đầu vào để hạn chế sản phẩm trôi nổi”.

Ông Mai Văn Đấu – Giám đốc HTX Toàn Thắng (TX. Vĩnh Châu), nhận xét: “Người nuôi luôn là người phải chịu rủi ro, thiệt thòi nhiều nhất, kể cả khi trúng lẫn thất mùa. Nếu có liên kết dễ kiểm soát chất lượng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm vì suy cho cùng, bền vững chính là nuôi tôm phải có lời”.

Nói về yếu tố bền vững, ông Trần Văn Phẩm – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sóc Trăng (Stapimex) lý giải: “Bền vững là ngành nuôi ổn định và đáp ứng kịp thời yêu cầu chất lượng, có giá thành cạnh tranh với các nước cung cấp tôm lớn trên thế giới. Khi đó, các nhà cung cấp đầu vào, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Muốn làm tốt việc này, không có con đường nào khác là phải có các liên kết. Việc liên kết không nên quá cứng, mà cần có sự linh hoạt, đa dạng hơn, như: liên kết tay đôi, tay ba… trên cơ sở uy tín và lòng tin lẫn nhau.

Ông Võ Quan Huy – Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh nhận định, yêu cầu về liên kết của HTX, THT hiện rất cao, nên các doanh nghiệp hãy cử người đến các HTX, THT để làm ăn và nên xem đây là nơi thể hiện cam kết của mình. Trong nuôi tôm, thành công không lặp lại do chúng ta chưa hiểu hết được nghề tôm, nên mô hình nào rồi cũng bổ sung nếu muốn giữ vững thành công. Ông Huy đề xuất: “Để chứng tỏ uy tín và tạo lòng tin lẫn nhau, các doanh nghiệp cần hợp tác với hiệp hội, người nuôi tôm xây dựng chương trình đánh giá sản phẩm thông qua kết quả thực tế từ ao nuôi, để rút kinh nghiệm và giới thiệu những gì tốt nhất đến người nuôi”.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 06/06/2017
Tịch Thu
Doanh nghiệp

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:20 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:20 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:20 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:20 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:20 25/04/2024