Loài cá mới ở rạn san hô được sự chăm sóc hiếm có từ bố mẹ

Phần lớn các loài cá ở san hô ngầm sinh ra số lượng lớn những con cá nhỏ phân tán vào đại dương như ấu trùng, trôi dạt theo các dòng chảy trước khi định cư trên một rạn san hô mới. Một vài loài cá mới phát hiện ở dải đá ngầm, cá bố mẹ bảo vệ cá con đến khi chúng đủ lớn để tự bảo vệ mình, đươc các nhà nghiên cứu phát hiện trong một chuyến đi gần đây tới Philippines

Loài cá mới ở rạn san hô được sự chăm sóc hiếm có từ bố mẹ
Altrichthys alelia (Alessia damselfish) là một loài mới được tìm thấy ở Philippines. Không giống như hầu hết các loài san hô, chúng được cá bố mẹ chăm sóc cho đến khi trưởng thành. Nguồn: Giacomo Bernardi

Bernardi và các sinh viên tốt nghiệp của ông khám phá ra một loài mới  cá thia biển (Damselfish) được sự chăm sóc hiếm có từ cha mẹ của chúng. Trong số khoảng 380 loài cá thia biển chỉ có ba loài bố mẹ bảo vệ con.

Nhóm của Bernardi đã tới Philipines để nghiên cứu hai trong số họ, cả hai loài cá thuộc chi Altrichthys, sống dưới nước cạn của đảo nhỏ Busuanga. Vào ngày cuối cùng của chuyến đi, các nhà nghiên cứu đã đi lặn ở khu vực hẻo lánh ở phía bên kia của hòn đảo từ địa điểm nghiên cứu của họ.

"Ngay khi chúng tôi đi xuống nước, chúng tôi thấy rằng đây là một loài khác ", Bernardi nói. "Thật là bất thường khi nhìn thấy một con cá ở rạn san hô che chở cho con của nó, vì vậy thật tuyệt khi bạn nhìn thấy nó."

Các xét nghiệm di truyền trên mẫu vật họ thu thập xác nhận rằng nó là một loài mới, mà các nhà nghiên cứu đã đặt tên là Altrichthys alelia.

Sự chăm sóc của cha mẹ cải thiện đáng kể cơ hội sống sót cho con của chúng. Theo Bernardi, chưa đầy một phần trăm ấu trùng phân tán ra biển tiếp tục sống lại trên một rạn san hô, trong khi tỷ lệ sống sót có thể lên tới 35% đối với con cái của loài Altrichthys.

University of California - Santa Cruz
Đăng ngày 30/05/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 20:02 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:02 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:02 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:02 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:02 20/04/2024