Lựa chọn và quản lý thức ăn cho tôm nuôi

Thức ăn tôm chiếm 40 - 70% chi phí sản xuất. Nếu không lựa chọn và quản lý kỹ thức ăn cho tôm, rất dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong ao nuôi. Quản lý thức ăn là bao gồm lựa chọn, đánh giá và chấp nhận thức ăn về ao; cho ăn; lưu trữ và bảo quản thức ăn.

Lựa chọn và quản lý thức ăn cho tôm nuôi
Thức ăn chiếm 40-70% chi phí nuôi tôm. Ảnh: Internet

Lựa chọn và đánh giá thức ăn

Thức ăn phù hợp là loại thức ăn đáp ứng được tất cả nhu cầu dinh dưỡng của tôm, bao gồm protein, lipid, vitamin, khoáng… Nhu cầu dinh dưỡng của từng loài cũng khác nhau, nhu cầu protein của tôm sú (40 - 45%) cao hơn tôm thẻ chân trắng (30 - 40%); trong khi nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng cao hơn tôm sú do chu kỳ lột xác nhanh hơn. Một vấn đề quan trọng khi lựa chọn thức ăn cần quan tâm đến hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).

Mỗi loại thức ăn đều có FCR khác nhau tùy theo hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn và lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh tương ứng. Ví dụ: Thức ăn cân bằng dưỡng chất chứa 40% protein cho ăn mức 75% khẩu phần đã cung cấp lượng protein bằng với thức ăn chứa 30% protein cho ăn 100% khẩu phần. FCR là một chỉ số quan trọng vì khi giá trị FCR cao chứng tỏ lượng thức ăn dư thừa tích lũy trong ao nuôi cao, gây ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nước và gia tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận thu được.

Để thức ăn có chất lượng giúp tôm tiêu hóa tốt và đạt hiệu quả cao, cần chọn thức ăn đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc, ít bụi, bề ngoài mịn, có mùi thơm hấp dẫn, không chứa tạp chất, nấm mốc... Tôm ăn thức ăn chậm nên đòi hỏi thức ăn phải bền trong nước hơn so với loài ăn thức ăn nổi. Thử độ bền bằng cách lấy khoảng 5 g thức ăn cho vào cốc thủy tinh có chứa nước trong để yên trong vài phút. Sau đó, cứ khoảng 15 phút dùng đũa khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã. Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số giờ quan sát kể từ khi thả thức ăn vào cốc thủy tinh chứa nước cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Độ bền theo tiêu chuẩn quy định không nhỏ hơn 2 giờ. Tôm phát triển qua nhiều giai đoạn, cần lựa chọn thức ăn phù hợp với kích cỡ từ tôm ấu trùng (nhỏ hơn 50 µm) tới tôm bố mẹ (3,18 mm).

Quản lý cho ăn

Trong vài tuần đầu tiên, người nuôi thường rải một lượng nhỏ thức ăn quanh bờ ao nhằm bổ sung dinh dưỡng cho nguồn thức ăn tự nhiên (chủ yếu là tảo). Khi tôm lớn hơn, thức ăn nên rải đều khắp ao. Ban đêm khó quản lý cho ăn, nên thường cho tôm ăn vào ban ngày. Thời điểm và tần suất cho ăn khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của từng ao nuôi, thông thường cho tôm ăn 2 - 4 lần/ngày, bắt đầu từ giữa 6 - 8 giờ sáng và kết thúc khoảng 4 - 6 giờ chiều.

Để kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của tôm. Khi cho ăn, ngoài thức ăn rải đều xung quanh ao, nên cho khoảng 0,5% tổng lượng thức ăn mỗi lần vào sàng ăn đặt ở mỗi ao nuôi, sau 3 giờ tiến hành kiểm tra các sàng ăn. Nếu như không còn thức ăn, lần cho ăn sau tăng lượng thức ăn lên 3 kg đối với tôm có trọng lượng trung bình khoảng 10 g/con và tăng 5 kg đối với tôm có trọng lượng trung bình lớn hơn 10 g/con.  Nếu như còn thức ăn trong sàng ăn, lượng thức ăn được giảm xuống từ 20 - 80% cho lần cho ăn tiếp theo.

Khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa to kéo dài, thông số môi trường có biến động hay hàm lượng khí độc tăng cao cần giảm lượng thức ăn khoảng 30 - 50%.

Bảo quản thức ăn

Khu vực để thức ăn phải được chống ấm và nóng (là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển). Thức ăn được để trên các tấm pallet, cách nhau 30 cm đảm bảo thoáng khí và cách vách 30 - 50 cm tránh hấp thụ nhiệt. Sắp xếp thức ăn đảm bảo làm sao thức ăn cũ được sử dụng trước, giảm thời gian lưu kho. Cần lưu ý thường xuyên kiểm tra nấm mốc hay hư hỏng của một số bao bất kỳ.

TSVN
Đăng ngày 28/08/2017
Diệu Châu
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:49 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:41 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:41 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 15:41 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:41 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:41 19/04/2024