Nạn bơm tạp chất phải xử lý từ gốc rễ

Việc xử lý tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm, nhất là các vùng chuyên canh tôm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Thời gian gần đây, liên tục các vụ bơm tạp chất vào tôm bị lực lượng chức năng phát hiện nếu không xử lý kịp thời thì ngành tôm khó phát triển bền vững.

Nạn bơm tạp chất phải xử lý từ gốc rễ
Nạn bơm tạp chất hoành hành ĐBSCL

Nạn bơm tạp chất hoành hành

Thời gian qua, để đánh lừa người tiêu dùng và nhằm tăng lợi nhuận, nhiều hộ kinh doanh thủy sản tại một số tỉnh, thành ĐBSCL đã “phù phép” trọng lượng tôm “còi” thành những con tôm căng mọng, tươi ngon bằng các tạp chất như agar (rau câu); chế phẩm dạng bột CMC; rong biển nấu chín được xay nhuyễn, nước… Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh các cam kết không đưa tạp chất vào tôm và không mua tôm có tạp chất, đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) còn tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh thủy sản tại một số tỉnh, thành ĐBSCL. Điều đáng lo ngại là sau các vụ kiểm tra là hàng loạt sai phạm kèm theo.

Gần đây nhất là vụ sai phạm tại cơ sở của bà Phạm Thị Mộng, ở xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Tại hiện trường, Đoàn kiểm tra đã bắt quả tang cơ sở này đang cho 5 nhân viên bơm tạp chất là agar vào 300kg tôm sú và tôm thẻ. Cùng lúc, một đội kiểm tra khác ập vào nhà ông Lê Văn Bông, cùng ngụ xã Vĩnh Phú Tây, bắt quả tang 7 công nhân đang bơm agar vào 500kg tôm.

Tỉnh Bạc Liêu là một trong những điểm “nóng” của nạn bơm tạp chất vào tôm thời gian qua. Theo Sở NN&PTNT tỉnh, từ năm 2010 đến nay, qua kiểm tra, sở đã phát hiện 217 trường hợp vi phạm với số lượng 73,941 tấn tôm có chứa tạp chất. Trong đó, tổ chức bơm tạp chất vào tôm 37 trường hợp, thu gom tôm có chứa tạp chất 35 trường hợp, vận chuyển tôm có chứa tạp chất 145 trường hợp. Riêng năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, sở đã tổ chức 86 đợt kiểm tra, phát hiện 40 trường hợp vi phạm, với tổng số lượng hơn 6.266kg; đã xử lý vi phạm 39 trường hợp với số tiền trên 3,4 tỉ đồng. Còn tại tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2016 đến nay cũng phát hiện trên 50 vụ tôm bơm tạp chất. Tổng số tôm vi phạm lên đến khoảng 10 tấn.

Ngoài những vụ bắt quả tang tại cơ sở thu mua tôm nguyên liệu, cơ quan chức năng cũng nhiều lần bắt quả tang số lượng lớn tôm bị bơm chích tạp chất trên đường đi tiêu thụ. Dù có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi trên, nhưng siêu lợi nhuận từ việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đã khiến cho một số thương lái, cá nhân bất chấp quy định của pháp luật để thực hiện hành vi gian dối.

Là người nuôi tôm nhiều năm, ông Nguyễn Văn Bé, ngụ tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, bức xúc: “Chính vì việc bơm tạp chất như vậy mà những người nuôi tôm như chúng tôi phải điêu đứng. Mặc dù rất bức xúc trước việc làm này nhưng không làm gì được. Bởi phần lớn hành vi gian dối này tập trung ở khâu trung gian là các thương lái mua tôm nguyên liệu”.

Thủ đoạn tinh vi

Để kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất, ngành chức năng ở các địa phương đã quyết liệt đẩy mạnh công tác kiểm soát, ngăn chặn tình trạng kinh doanh bất chính trên. Tuy nhiên, vấn nạn này không hề có dấu hiệu dừng lại. Đồng thời, thủ đoạn thực hiện của các đối tượng tổ chức bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ngày càng tinh vi. Ông Phan Thanh Liêm, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Các chủ vựa thu mua thường thuê người khác bơm, trường hợp bị phát hiện thì “bỏ của chạy lấy người”, hoặc khai báo không rõ người thuê mình là ai để tránh bị xử lý. Thậm chí gần đây cơ quan chức năng còn phát hiện một số đối tượng đưa tôm nguyên liệu xuống vỏ lãi rồi vừa chạy trên sông vừa bơm tạp chất”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết thêm: “Để qua mặt cơ quan chức năng, chủ cơ sở đã thiết kế nhiều cánh cửa, hàng rào bên ngoài che chắn cẩn thận, bố trí người canh gác, đặc biệt dụng cụ bơm tạp chất rất hiện đại. Các ống bơm giống như vòi bạch tuộc, khi bơm tạp chất vào tôm sẽ nhanh gấp nhiều lần so với bơm thủ công”.

Nhằm qua mặt lực lượng chức năng kiểm tra, những người tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm thường đưa vào các ngõ ngách, vùng sâu, vùng xa, thậm chí là đưa lên phương tiện vận chuyển để thực hiện hành vi gian lận, đồng thời tổ chức canh gác gắt gao. Trước khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, họ sẽ giảm tỷ lệ bơm xuống, pha loãng nên rất khó phát hiện hoặc tìm cách phi tang.

Xử lý từ gốc

Có “cầu” mới có “cung”, chính những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tôm tạp chất đã mở đường cho tình trạng trên. Vì thế để ngăn chặn hành vi này, đầu tiên phải kiểm soát chặt các cơ sở chế biến và các thương lái, cơ sở thu mua có hành vi đưa tạp chất vào tôm. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị thật sự. Mặt khác, phải đặt trách nhiệm của lãnh đạo huyện, xã theo hướng xã nào, huyện nào để xảy ra tình trạng bơm tạp chất vào tôm thì lãnh đạo xã đó, huyện đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thậm chí phải bị cách chức. Có như thế mới giải quyết căn cơ được vấn nạn tôm nhiễm tạp chất. “Thực tế không ai biết nguồn gốc việc bơm tạp chất vào tôm bằng chính quyền địa phương, nhưng lâu nay họ dung túng, bao che. Đã làm thì phải làm từ gốc, chứ làm từ ngọn như vừa qua thì bịt được đầu này lại bị xì ở đầu khác”, ông Võ Hồng Ngoãn, ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, bày tỏ.

Ở góc độ xử phạt sai phạm, ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho rằng mức phạt hiện nay chưa đủ mạnh. Các đối tượng sẵn sàng chấp nhận phạt để thực hiện vì lợi nhuận thu được khá lớn. “Cần tăng mức xử phạt cao hơn nữa và sẵn sàng đóng cửa nếu phát hiện sai phạm. Ngoài ra, cần phải đưa hành vi này vào Luật Hình sự mới đủ sức răn đe”, ông Thanh đề xuất.

Thực tế, ở nhiều địa phương đều có hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm, nhưng khó khăn hiện tại là các hành vi trên đều được thực hiện ở địa bàn giáp ranh. Khi bị kiểm tra, xử lý thì người bơm tạp chất vào tôm chạy sang tỉnh khác. Để giải quyết căn cơ cần phải có sự đồng bộ từ các tỉnh, thành trong khu vực, đặc biệt ở các địa bàn nóng như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre...

Cũng liên quan vấn đề này, theo bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, việc kiểm tra xử lý như vừa qua không khác gì như “bắt cóc bỏ dĩa”. “Muốn giải quyết triệt để, Bộ NN&PTNT cần ban hành thông tư quy định cấp mã vùng nuôi và cơ sở nuôi. Trên cơ sở này, việc quản lý của cơ quan chức năng mới thuận lợi, khi phát hiện tôm có bơm tạp chất hay dính kháng sinh, việc truy xuất nguồn gốc mới dễ dàng. Điều này cũng giúp chúng ta xây dựng thương hiệu tôm. Kéo theo đó thu nhập người nuôi cũng được cải thiện”, bà Bình đề xuất.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 05/07/2017
THÚY AN - VĂN ĐỨC
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 16:46 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 16:46 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:46 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:46 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:46 20/04/2024