Nâng chất lượng sản xuất tôm giống Ninh Thuận

Để nâng cao danh tiếng và uy tín của tôm giống Ninh Thuận trên thị trường, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp về sản xuất, quản lý để cung cấp sản phẩm tôm giống chất lượng cao cho các doanh nhiệp, cơ sở nuôi tôm thương phẩm trên toàn quốc.

Nâng chất lượng sản xuất tôm giống Ninh Thuận
Tôm sú giống. Ảnh: V. Lan

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất và kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận không ngừng phát triển, được thị trường trong cả nước đánh giá cao về sản lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 498 cơ sở với 1.200 trại hoạt động sản xuất tôm giống. Hàng năm, cung cấp cho thị trường từ 25 tỷ đến 30 tỷ postlarvae (con tôm giống).

Đến hết quý III/2017, sản lượng tôm giống của tỉnh sản xuất ước đạt khoảng 20,1 tỷ postlarvae, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 15,4 tỷ postlarvae, tôm sú đạt khoảng 4,7 postlarvae. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2017 sản xuất khoảng 24,2 tỷ postlarvae.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận Dư Ngọc Tuân cho biết, Ninh Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất tôm giống, trong đó phải kể đến chất lượng nguồn nước biển trong sạch, nhiệt độ và độ mặn nước biển phần lớn vào các tháng trong năm luôn ổn định.

Bên cạnh đó, tỉnh đã hình thành nghề sản xuất tôm giống từ rất lâu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cộng với sự đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần tạo ra con tôm giống chất lượng cao.

Hiện tại, các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất như: nuôi cấy tảo thuần chủng trong hệ thống tuần hoàn khép kín, công nghệ lắng lọc nước, xử lý bằng ozone, tia cực tím, ương nuôi ấu trùng bằng công nghệ vi sinh.

Các doanh nghiệp trang bị phòng Lab, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh tôm bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất như PCR, Realtime - PCR và kiểm đếm tôm bằng máy tự động.

Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm giống Ninh Thuận trong bối cảnh thị trường tôm giống tràn lan, khó kiểm soát như hiện nay. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận, Chi cục Thủy sản tỉnh hiện đang phối hợp Công ty TNHH T&T INVENMARK Sở hữu trí tuệ quốc tế triển khai dự án “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận tôm giống tỉnh Ninh Thuận” với tổng kinh phí hơn 520 triệu đồng dự kiến đến cuối tháng 10/2017 sẽ hoàn thành.

Dự án sẽ xác định các tiêu chí bao gồm: nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tôm giống, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học, không sử dụng kháng sinh và chất cấm trong quá trình sản xuất giống, không sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học ngoài danh mục được phép lưu hành. Đánh giá chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi thương phẩm, khả năng chịu đựng và các tác nhân gây bệnh trên tôm.

Sau khi dự án hoàn thành, các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” sẽ được Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ về nhãn hiệu chứng nhận. Các đơn vị sử dụng và quản lý nhãn hiệu góp phần ngăn chặn hiện tượng sản xuất tôm giống kém chất lượng, tránh được những nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại cho người nuôi tôm thương phẩm.

Bên cạnh việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”; hiện nay Ninh Thuận đang khuyến khích các cơ sở liên kết với nhau hình thành tổ nhóm liên kết sản xuất có đủ tiềm lực tài chính để ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, khai thác sử dụng hiệu quả diện tích đất. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống quy mô lớn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển và nâng cao chất lượng tôm giống. 

Hiện, Ninh Thuận có hai khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung với sự đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, gồm: khu sản xuất giống thủy sản ở xã An Hải (huyện Ninh Phước) tổng diện tích 125 ha với hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở tập trung sản xuất quy mô lớn, sản lượng đạt từ 10 tỷ đến 12 tỷ con giống/năm (chiếm khoảng 25 đến 35% sản lượng giống của tỉnh).

Hiện nay, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tỉnh Ninh Thuận đã có chủ trương mở rộng khu sản xuất giống thủy sản tập trung xã An Hải lên 186,6 ha. Bên cạnh đó, khu sản xuất giống thủy sản xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải) hơn 100 ha, tập trung hơn 60% số cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh, sản lượng chiếm khoảng 45 đến 55% sản lượng giống của Ninh Thuận cũng đang được đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

Thời gian tới, Ninh Thuận sẽ tiếp tục đẩy mạnh rà soát, quy hoạch lại các trại sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất tôm giống để có thể chủ động trong việc cung cấp con giống chất lượng tốt nhất đến người nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống; thực hiện kiểm dịch chặt chẽ nguồn tôm giống trước khi xuất ra khỏi tỉnh theo quy định.

TTXVN
Đăng ngày 19/10/2017
Nguyễn Thành
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:07 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:07 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:07 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:07 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:07 29/03/2024