Ngư dân cần giải pháp chuyển đổi ngành nghề

Xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân hiện có 45 phương tiện đánh bắt thuỷ sản có công suất từ 20 CV đến dưới 90 CV có đăng ký, đăng kiểm và hơn 100 phương tiện, chủ yếu là ghe, xuồng có công suất dưới 20 CV không đăng ký, đăng kiểm. Các phương tiện này chủ yếu khai thác gần bờ. Hiện nay, ngư dân Nguyễn Việt Khái đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về vốn để vươn ra khơi xa.

Ngư dân cần giải pháp chuyển đổi ngành nghề
Anh Trần Văn Tường (áo đỏ) ở ấp Gò Công, sau một ngày đánh lưới, sản phẩm thu về là các loại cá nhỏ, thu nhập rất thấp.

Đã gần 20 năm bám biển, cuộc sống gia đình anh Trần Văn Tường, 41 tuổi, ấp Gò Công còn gặp nhiều khó khăn. Anh Tường cho biết, do không có vốn nên chỉ đi đánh bắt gần bờ, mỗi ngày thu nhập khoảng 300.000 đồng, trừ chi phí xăng dầu, chi tiêu gia đình thì chỉ vừa đủ sống, nhiều khi còn bị lỗ vốn. "Nhiều khi đi cả ngày trời về còn lỗ tiền dầu, đánh lưới chỉ toàn cá loại nhỏ, thu nhập rất thấp”, anh Tường than.

Mặc dù không muốn đánh bắt trong vùng cấm vì vi phạm pháp luật, nhưng không còn cách nào khác vì không có vốn để trang bị ghe, tàu để ra khơi.

Anh Phan Chí Hiểu, 30 tuổi, ấp Gò Công, cũng có gần 13 năm bám biển, nhưng không dư dả gì. Hằng ngày, anh đánh lưới gần bờ, sản phẩm thu được chủ yếu là cá phân, bán mỗi ký từ 5.000-10.000 đồng.

Anh cho biết: “Tôi mua xuồng, đầu tư làm lưới, nhưng xuồng nhỏ không dám ra khơi xa đánh bắt, nên đành đánh bắt gần bờ. Nhưng bị bắt phạt hoài, cuộc sống khó khăn lại càng khó khăn hơn”.

Còn anh Nguyễn Văn Sơn, 46 tuổi, ấp Gò Công thì mưu sinh bằng nghề mò con móng tay, thu nhập khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày, nhưng không thường xuyên, lại ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng vì không có đất đai, vốn liếng, anh Sơn không còn cách chọn lựa khác. Anh Sơn cho biết: “Mò móng tay cũng đủ ăn, nhưng nghề này ảnh hưởng đến sức khoẻ quá, một con nước làm được mấy bữa thì bệnh, phải nghỉ làm, đành vay mượn bà con chòm xóm, khi nào khoẻ lại thì làm trả nợ”.

Hiện nay, nhiều ngư dân xã Nguyễn Việt Khái đánh bắt trong vùng cấm, điều này làm tổn hại nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Địa phương thường xuyên tuyên truyền, kết hợp xử lý nhưng tình trạng vẫn tái diễn do bà con gặp khó trong mưu sinh.
Biển Tây đang gồng mình gánh chịu sự đánh bắt vô tội vạ, nguồn lợi thuỷ sản bị xâm hại do khai thác trong vùng cấm với tần suất cao. Ngư dân vi phạm thường xuyên do không có phương tiện ra khơi xa hơn hoặc chuyển đổi ngành nghề. Người dân nơi đây đang rất cần vốn để trang bị phương tiện làm ăn đàng hoàng cũng như một giải pháp chuyển đổi ngành nghề hợp lý.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 10/10/2017
Anh Phan
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:44 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 18:44 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 18:44 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 18:44 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 18:44 18/04/2024