Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng sau bão số 10

Bão số 10 đổ bộ đã gây thiệt hại nặng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân Nam Định, nhất là các địa phương ven biển.

Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng sau bão số 10
2.000m2 nuôi tôm thẻ của gia đình chị Dương Thị Thương ở thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu bị ảnh hưởng nặng sau bão. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Bão số 10 đổ bộ đúng vào thời điểm triều cường có cao độ, biên độ lớn và mực nước dâng cao nhất từ trước đến nay kết hợp với lũ ở các sông đều trên báo động 3 đã gây thiệt hại nặng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân Nam Định, nhất là các địa phương ven biển.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, ước tính có trên 2.100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, ngao bên ngoài đê bị vỡ bờ bao và ngập hoàn toàn gây thiệt hại lớn. Trong đó, huyện Giao Thủy có 1.755ha, Hải Hậu 101ha, Nghĩa Hưng 249ha và Xuân Trường 28ha.

Ở các huyện Hải Hậu, Xuân Trường có 66 ha hoa màu bị dập nát, ngập úng; 25 trang trại chăn nuôi bị ngập, sập, tốc mái, thiệt hại trên 400 con gia súc, gia cầm. Tại huyện Hải Hậu có 10 nhà dân bị tốc mái, sập; gần 150 lều, chòi canh tôm, ngao và lán kinh doanh của người dân ở xã Hải Lý, thị trấn Thịnh Long bị đổ sập, tốc mái. Các huyện Hải Hậu, Giao Thủy có 231 mủng, mảng công suất dưới 20CV neo đậu ở khuc vực bãi ngang bị va đập gây hư hỏng, sóng đánh chìm.

Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, hơn 2.000m đê biển ở các huyện Hải Hậu, Giao Thủy (Nam Định) đã bị sạt lở chân đê, mái đê phía trong đồng. Nhiều đoạn trên các tuyến đê sông ở các địa phương trong tỉnh cũng bị tràn, sạt. Hiện các vị trí sạt lở trên các tuyến đê sông, đê biển đã được các địa phương và lực lượng chức năng gia cố giờ đầu.

Kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão, lãnh đạo tỉnh Nam Định yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục theo dõi chặt chẽ hệ thống đê điều trên địa bàn, đặc biệt là tại các vị trí xung yếu, những công trình đang thi công, sửa chữa để xử lý kịp thời các sự cố đảm bảo an toàn. Cùng với đó, tiến hành khảo sát chi tiết, đánh giá mức độ thiệt hại để đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển..

TTXVN
Đăng ngày 18/09/2017
Nam Thành
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 02:10 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 02:10 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 02:10 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 02:10 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 02:10 20/04/2024