Nhiều sai sót trong nuôi sò huyết thực nghiệm ở khu vực bãi bồi

Phương án nuôi sò huyết thực nghiệm khu vực bãi bồi Mũi Cà Mau được triển khai nhằm giúp người dân địa phương có cơ hội thoát nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã không thực hiện đúng phương án được phê duyệt, gây ra nhiều bức xúc trong Nhân dân.

Sò Huyết
Rào chắn làm ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ và gây bức xúc trong dân.

Theo Báo cáo số 913 của Sở NN&PTNT ngày 11/8, quá trình thực hiện phương án ương, nuôi sò huyết thực nghiệm, VQG Mũi Cà Mau và nhiều đối tác của VQG chưa thực hiện tốt phương án ương, nuôi sò huyết ở bãi bồi.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Trần Văn Thức cho biết, đến nay, VQG Mũi Cà Mau vẫn chưa thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng phân khu như: khu nuôi sò thương phẩm, ương sò huyết giống, nuôi sò bố mẹ. Trong khi đó, VQG đã triển khai cho nuôi 170 ha sò thương phẩm.

Ngoài ra, theo Báo cáo số 913 của Sở NN&PTNT, nhiều đối tác liên kết với VQG Mũi Cà Mau chưa xây dựng các phương án trong khu vực được giao để trình chủ đầu tư phê duyệt; chưa tổ chức báo cáo tài chính và chưa thực hiện đóng thuế theo quy định; chưa giải quyết tốt sinh kế cho dân nghèo ven biển tại địa phương. Trong khi đó, đây lại là mục tiêu chính của phương án, khi phần lớn lao động là người ngoài tỉnh.

Ông Thức còn cho biết thêm, việc triển khai cắm mốc và một số nội dung khác trong phương án cũng chưa được tổ chức thực hiện tốt. Điều này sẽ gây ra vấn đề đáng lo là tình trạng tranh chấp dẫn đến khiếu kiện và cả việc người dân khai thác vào khu vực nuôi tạo nên điểm nóng như những năm trước đây.

Khu vực nuôi sò huyết ở bãi bồi theo phương án được duyệt thuộc phân khu bảo tồn biển, do VQG Mũi Cà Mau quản lý, nằm giáp ranh các xã: Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Đất Mới, Lâm Hải (huyện Năm Căn) và Rạch Chèo, Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân).

Đầu năm 2016, thực hiện phương án được duyệt, VQG Mũi Cà Mau đã hợp đồng cho 14 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuê mặt nước bãi bồi để ương, nuôi sò huyết. Do nằm giáp ranh với nhiều xã, nhiều huyện, nên việc triển khai không khéo sẽ xảy ra nhiều vấn đề phát sinh khó giải quyết.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến lo ngại, thời gian tới triển khai cần đúng theo phương án đã được duyệt, nếu không mùa vụ tới khả năng xảy ra điểm nóng rất lớn.

Ngoài những tồn tại nêu trên, theo phản ánh của chính quyền một số xã trong khu vực bãi bồi, nhiều đối tác của VQG Mũi Cà Mau cất chòi trên bãi sò nhưng không xin phép chính quyền; những hộ nuôi phần đông từ nơi khác về nhưng không đăng ký tạm trú, thường xuyên để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự trong khu vực nuôi.

Bí thư Đảng uỷ xã Lâm Hải Huỳnh Văn Tổng thì cho rằng việc rào chắn, bao ví khu nuôi đã cản trở giao thông đường thuỷ và gây khó khăn trong việc đi lại của người dân. Đồng thời, tình trạng sò chết trong quá trình nuôi cũng như nhiều đối tác của VQG Mũi Cà Mau bơm sình trong khu vực bãi bồi làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường nước của hộ dân nuôi trồng thuỷ sản lân cận.

Mục đích trong phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt khá rõ ràng là nhằm tạo thêm nguồn sò giống tự nhiên cung cấp cho Nhân dân địa phương, tạo sinh kế cho cộng đồng dân nghèo sinh sống ven khu vực bãi bồi… Tuy nhiên, mục đích sinh kế cho dân nghèo chưa thực hiện được là phát sinh thêm nhiều bức xúc trong dân, làm nảy sinh xung đột…

Ông Trần Văn Thức đề nghị VQG Mũi Cà Mau triển khai thực hiện theo đúng phương án đã được duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có gì vướng mắc, kịp thời báo cáo về sở để sở báo cáo UBND tỉnh có phương án giải quyết kịp thời. Trường hợp không thể tháo gỡ thì có thể cho ngưng, bởi đây cũng mới chỉ là phương án thực nghiệm./.

Báo Cà Mau, 08/09/2017
Đăng ngày 09/09/2017
Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:28 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:28 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 15:28 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:28 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:28 19/04/2024