Nông dân An Hòa (Quỳnh Lưu) thắng lớn tôm vụ 1

Trong những ngày này, liên tiếp nhiều hộ dân ở xã An Hòa (Quỳnh Lưu) bước vào vụ thu hoạch tôm trong niềm vui được mùa, thu lãi hàng trăm triệu đồng/vụ.

Nông dân An Hòa (Quỳnh Lưu) thắng lớn tôm vụ 1
Nông dân An Hòa thu hoạch tôm vụ 1 trong niềm vui được mùa. Ảnh Việt Hùng

Là hộ có diện tích nuôi tôm lớn với hơn 3 ha ao nuôi, trong những ngày vừa qua, ông Hồ Vĩnh Hùng ở thôn Hồng Phong là người trúng đậm tôm vụ 1 với sản lượng gần 10 tấn. Tôm nuôi gần 90 ngày đạt trọng lượng 50-55 con/kg, sau khi bán cho thương lái với giá 165 nghìn đồng/kg, gia đình ông thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

“Tôm vụ 1 năm nay nuôi thắng lợi nhất trong vài năm trở lại đây, tôm ít dịch bệnh và phát triển khỏe mạnh. Để có được kết quả đó, người nuôi tôm phải có quy trình nuôi, chăm sóc tốt và đặc biệt luôn giữ môi trường nước trong sạch mới đảm bảo việc con tôm phát triển khỏe mạnh”. Ông Hùng chia sẻ.

Cùng chung khu vực nuôi tôm ở thôn Hồng Phong, gia đình ông Nguyễn Văn Tráng đang tích cực chăm sóc, chờ ngày thu hoạch tôm vụ 1.  Với ao nuôi có diện tích 3.000 m2, mật độ thả 130 con/m2, hiện giờ sau 64 ngày, tôm trong ao đạt 75 con/kg. Ông Tráng cho biết, khoảng 10- 15 ngày nữa sẽ bán tỉa dần, tôm sẽ đạt 50 -60 con/kg, lúc đó giá tôm rơi vào khoảng 160- 170 con/kg;  ước tính sản lượng tôm thu hoạch khoảng trên 8 tấn. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi 450- 500 triệu đồng.

“Đây là vụ tôm đầu tiên gia đình cải tạo ao nuôi theo công nghệ mới, nhờ đó kiểm soát được dịch bệnh ở tôm.  Như năm ngoái và các năm trước, do nuôi bằng ao đất, nên đến vụ thu hoạch tôm chỉ đạt khoảng trên 2 tấn, tuy nhiên năm nay sản lượng thu về cao gấp 4 lần. Nuôi tôm áp dụng công nghệ đã đem lại hiệu quả tích cực”. Ông Tráng cho hay.

nuôi tôm 1 vụ thu tiền tỷ

Tôm vụ 1 năm nay thắng lợi về sản lượng và giá cả. Ảnh Việt Hùng

Theo kinh nghiệm nuôi tôm, để thắng lợi như ông Nguyễn Văn Tráng, ông Nguyễn Ngọc Đức, ông Hồ Văn Hòe... yếu tố quan trọng nhất chính là môi trường; sau đó là hạ tầng thiết bị và kỹ thuật nuôi. Hiện nay, nhiều hộ thắng lớn tôm vụ 1 năm 2017 đều mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng mua bạt đen trải xung quanh ao và nền, mua máy sục khí, dàn quạt tạo ô xy cho tôm... Bên cạnh đó, các hộ áp dụng công nghệ nuôi tôm bằng vi sinh, dùng mật mía trộn với chế phẩm sinh học thả vào ao nuôi để diệt tạp, vi khuẩn; Để phòng bệnh đi ngoài ở tôm, bà con cho tôm ăn các loại thảo dược như tỏi, các loại lá hòa vào trong nước...

Nhờ áp dụng và tuân thủ quy trình nuôi, vụ tôm năm nay bà con xã An Hòa đều được mùa tôm. Bình quân mỗi hộ nuôi tôm thu lãi từ 200- 400 triệu đồng; đặc biệt có những hộ có diện tích ao nuôi lớn, trên 5.000 m2 đều thu lãi từ 800- 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Quyết - Phó chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết, địa phương có 44 ha diện tích ao nuôi tôm công nghiệp. Khác với một số xã có khu vực nuôi tôm lớn như Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Thanh.., mỗi hộ nuôi tôm ở xã An Hòa lại có diện tích ao nhỏ,  bình quân từ 1.000 m2 - 3.000 m2/ao. Do ao nuôi nhỏ nên một phần hạn chế  sự đầu tư phương tiện, máy móc. Tuy nhiên, bà con vẫn đảm bảo nuôi tôm theo tỷ lệ cho phép nên đạt được kết quả cao. Tính đến ngày 10/6, bà con thu hoạch tôm vụ 1 đạt 90%, sản lượng đạt khoảng 160 tấn chiếm 50%  sản lượng tôm cả năm.  Theo đánh giá chung,  năm nay, bà con xã An Hòa có một vụ tôm thắng lợi về sản lượng và giá cả.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 12/06/2017
Kinh tế

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:45 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:45 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:45 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:45 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:45 25/04/2024