Nuôi cá bống bớp năng suất cao vùng nước lợ

Quy trình này được Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện với mục đích đưa cá bống bớp trở thành đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực của từng địa phương, tương ứng với tiềm năng sẵn có.

Nuôi cá bống bớp năng suất cao vùng nước lợ
Nuôi cá bống bớp năng suất cao vùng nước lợ

Quy trình thực hiện

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành triển khai nuôi thực nghiệm xây dựng quy trình nuôi cá bống bớp thương phẩm, bằng thức ăn công nghiệp đạt năng suất 5 tấn/ha từ việc nghiên cứu xác định mật độ thả và thức ăn công nghiệp phù hợp cho quy trình nuôi cá thương phẩm gồm 27 ao thí nghiệm với diện tích khoảng 50 m2/ao. Các ao được lót bạt UV.

Luyện cá bằng thức ăn công nghiệp

kỷ thuật nuôi cá bống bớp, nuôi cá bống bớp trong ao nước lợ, kỷ thuật nuôi cá

Sử dụng bể xi măng hoặc ao lót bạt có thể tích 50 - 100 m3. Đảm bảo các thông số môi trường (Ôxy: 5 - 6 mg/l, pH: 7,5 - 8,5, S: 14 - 15‰) phù hợp với điều kiện sống của cá bống bớp.

Kích cỡ cá thuần dưỡng: 5 - 6 cm. Mật độ thả: 100 con/m3.

Thức ăn sử dụng thuần dưỡng: Cá tạp, tép moi và thức ăn công nghiệp C.P. Cho ăn 10 - 15% tổng khối lượng cá/ngày, thức ăn tự nhiên được xay nhuyễn trộn với thức ăn công nghiệp. Cho cá ăn 2 lần/ngày, điều chỉnh lượng thức ăn tăng hoặc giảm qua theo dõi lượng thức ăn cá sử dụng hàng ngày. Bổ sung thêm vitamin và chế phẩm vi sinh với lượng cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng và khả năng tiêu hóa thức ăn.

Thay nước và xi phông đáy định kỳ 1 ngày/lần. Thời gian thuần dưỡng 15 ngày.

Thả giống

Cá giống có kích cỡ 6 - 7 cm đã được tuyển chọn qua quá trình thuần dưỡng. Cá khỏe mạnh, không xây xát, phản xạ nhanh. Không có dấu hiệu bệnh lý.

Mật độ thả: 10 con/m2, 12 con/m2, 14 con/m2.

Ao nuôi được tiến hành cải tạo, diệt tạp, gây màu, đảm bảo độ sâu mực nước 1,2 - 1,5 m và các thông số môi trường: ôxy hòa tan 4,5 - 6 mg/l, pH trong khoảng 7,2 - 8,5, độ mặn 14 - 15‰, nhiệt độ nước 25 - 30oC.

Cho ăn

Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn C.P viên chìm, kích cỡ viên 1 - 1,5 mm tùy theo cỡ miệng cá, thức ăn có độ đạm 42% và 10% lipid.

Cá được cho ăn 2 lần/ngày, 5 - 7% tổng khối lượng cá. Cho cá ăn vào sáng sớm và chiều tối. Khi cho ăn, thức ăn được rải đều khắp mặt ao, có sàng ở 4 góc ao để kiểm tra thức ăn. Trước mỗi lần cho ăn, kiểm tra sàng để có sự điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Trường hợp nhiệt độ xuống dưới 20oC hoặc trên 37oC thì giảm lượng thức ăn trong ao. Khi lấy nước vào ao nếu nhiệt độ nước ổn định 28 - 30oC sẽ cho cá ăn tăng 15% tổng trọng lượng cá có trong ao.

Chăm sóc

Thời gian quạt nước hoặc sục khí được tiến hành vào ban đêm cho đến sáng hôm sau. Thời điểm cá thiếu ôxy nhất là 4 - 6 giờ sáng. Những ngày không có nắng, phải kéo dài thời gian quạt khí.

Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá và kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, nhiệt độ, ôxy 2 lần/ngày vào 6 giờ và 14 giờ, độ muối kiểm tra định kỳ 10 ngày/lần và khi có mưa). Luôn duy trì mực nước ao phù hợp. Thay nước định kỳ 15 ngày/lần, mỗi lần thay khoảng 15 - 20% lượng nước trong ao.

Định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên 30 con, tính khối lượng cá trung bình hàng tháng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Kết quả

Qua quy trình nuôi thử nghiệm cho thấy, mật độ nuôi phù hợp nhất là 12 con/m2. Kết quả sau 8 tháng nuôi, cá đạt khối lượng thương phẩm trung bình 74 - 75 g/con, tỷ lệ sống trung bình 64,42% và năng suất 6 tấn/ha/vụ.

Ứng dụng thực tiễn

Chỉ tính riêng huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, năm 2014 đã có 300 hộ nuôi thương phẩm cá bống bớp, với diện tích khoảng 700 - 800 ha, tổng sản lượng ước đạt 2.000 - 2.500 tấn.

Hiệu quả mô hình nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp tính trên 10.000 m2 diện tích ao nuôi, tổng giá trị sản xuất đạt được khoảng 1.380 triệu đồng, trong khi mô hình nuôi chuyên canh sử dụng thức ăn tôm cá tạp tự chế đạt 777,4 triệu đồng và nuôi quảng canh đạt 307,2 triệu đồng.

TSVN
Đăng ngày 20/10/2017
Viện Nghiên cứu Hải sản
Kỹ thuật

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 01:35 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 01:35 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 01:35 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 01:35 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 01:35 25/04/2024