Nuôi cá tầm trên dòng Đà Giang

Cá tầm nuôi sau 2 năm nặng trên 3kg, giá bán lẻ đến 190.000 đồng mỗi kg nhưng không đủ cung cho thị trường trong nước.

Nuôi cá tầm trên dòng Đà Giang
Cá tầm hiện đang được nuôi nhiều nơi tại Việt Nam. Ảnh: Internet

Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Sơn La là một trong những đơn vị đầu tiên được cấp phép thử nghiệm nuôi cá tầm tại Sơn La từ năm 2013. Đến nay, doanh nghiệp đã có 80 lồng nuôi tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La. Mỗi năm, cung cấp 40-50 tấn cá cho thị trường.

Đại diện doanh nghiệp cho biết, cá tầm cần môi trường nước sạch, không ô nhiễm hóa chất, cần dòng chảy liên tục để có đủ oxy, nhiệt độ nước trung bình từ 18-22 độ C. Lòng hồ thủy điện Sơn La có nhiệt độ nước trung bình 23-24 độ C, trong lành, nên rất phù hợp để nuôi cá tầm.

Giống nuôi tại lòng hồ thủy điện Sơn La hiện chủ yếu được nhập khẩu từ Nga như cá tầm Belgula. Thời gian đầu, công ty phải thuê các chuyên gia Nga sang hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc.

Cá tầm được nuôi trong các lồng lưới sắt nổi trên sông với độ sâu 4-6m. Trại cá dùng lưới vây lòng hồ để tận dụng các ưu điểm của môi trường nước tự nhiên. Mật độ được duy trì theo từng kích cỡ cá, vì thế kỹ thuật viên thường phải sàng lọc để điều chỉnh cả thức ăn lẫn chế độ chăm sóc.

Cá tầm tương đối hiền, ăn động vật đáy (giun, ốc) và không gây hại cho hệ sinh thái bản địa. Để cá tầm khỏe mạnh, các kỹ thuật viên nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp phối trộn với cá mương, cá biển xay nhuyễn. Thức ăn có hàm lượng đạm cao, ít chất béo hơn so với cho cá nuôi lấy giống, cho ăn 4 lần mỗi ngày.

Để tránh thức ăn thừa và dị vật bám trong lòng lưới, kỹ thuật viên phải thường xuyên lặn xuống kiểm tra mặt và đáy lưới 4-6m, đồng thời theo dõi sức khỏe cá và các yếu tố bất thường trong môi trường nuôi. Nước bẩn hoặc ô nhiễm thường khiến cá dễ mắc bệnh. Ngoài ra, kỹ thuật viên còn phải kịp thời kiểm tra lưới rách, tránh để cá thoát ra ngoài và loại bỏ bớt các sinh vật bám trên lưới làm xây xát cá.

Cá tầm thương phẩm có trọng lượng từ 2 đến 15kg mỗi con tùy theo thời gian nuôi. Hiện, doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và Hà Nội.

Doanh nghiệp cũng vận hành khu vực ươm giống cá tầm tại chỗ. Con cá trưởng thành 3-5kg sẽ được tách đàn, siêu âm để tách riêng đực và cái, nhận biết có trứng hay không. Những năm tới, công ty dự kiến sẽ khai thác thêm trứng cá tầm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích mặt hồ nuôi cá tầm sẽ đạt 170ha, sản lượng cá trên 2.700 tấn. Trong đó, trứng cá đạt khoảng 20 tấn, phục vụ xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.

Cá tầm được đưa vào Việt Nam từ năm 2005, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đưa về Sapa. Năm 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III giới thiệu ở Lâm Đồng. Đến nay, mô hình đã nhân rộng ra nhiều tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Sau khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động năm 2012, diện tích mặt hồ thủy điện toàn tỉnh đạt gần 21.000ha. Hồ rộng, nước sâu, chảy liên tục, nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cá kinh tế cao như tầm, lăng, anh vũ.. phát triển.

Cá tầm được nuôi muộn hơn tại Sơn La so với Bình Thuận, Bình Định, Đắk Lắk, Đà Lạt, Sa Pa... Tuy nhiên, nhờ lợi thế về khí hậu, nguồn nước, gió, ánh sáng, giống cá Âu cho thấy sinh trưởng tốt trên dòng sông Đà sau 3 năm thử nghiệm.

VnExpress
Đăng ngày 19/02/2018
Giang Sơn
Nuôi trồng

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 06:23 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 06:23 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 06:23 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:23 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 06:23 24/04/2024