Nuôi con tiền tỷ: Kiếm bộn tiền từ nghề nuôi ghẹ lột

Hơn chục năm qua, người dân xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang phát triển mô hình nuôi ghẹ lột cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước.

ghẹ lột
Sản phẩm ghẹ lột của anh Bằng

Xã Bình An là một trong những nơi được các chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nuôi ghẹ lột hơn chục năm trước ở tỉnh Kiên Giang. Hiện, nghề này đã và đang giúp người dân kiếm khá nhiều tiền. Thậm chí, nhiều hộ dân còn sáng tạo ra cách nuôi ghẹ trong lồng bè dưới biển, giúp giảm công thay nước và đảm bảo môi trường tự nhiên cho ghẹ mau lớn, lột. 

Một trong những hộ dân ở Bình An thành công khi đưa con ghẹ từ nuôi trong bể xuống nuôi dưới biển là anh Mai Nguyên Bằng. Ngoài việc nuôi ghẹ lột để cung ứng sản phẩm ghẹ lột đông lạnh cho thị trường, anh Bằng còn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân có nhu cầu và chịu trách nhiệm thu gom sản phẩm trong xã.

Theo anh Bằng, trước năm 2000, dân xã Bình An chưa biết nhiều đến kỹ thuật nuôi ghẹ lột. Hầu hết ghẹ sau khi đánh bắt về được bán cho các chủ vựa, thương lái. Sau đó, có chuyên gia Nhật Bản đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi ghẹ lột, anh và nhiều hộ dân khác đã quyết tâm thực hiện mô hình.



Người dân nuôi ghẹ lột xã Bình An, huyện Kiên Lương mua ghẹ từ ngư dân về nuôi ghẹ lột

Ban đầu với 10kg ghẹ tự nhiên, anh thử nuôi trong bể xi măng, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên thất bại. Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi, học hỏi, cuối cùng nảy sinh sáng kiến không nuôi ghẹ trong bể mà nuôi trong lồng bè ngay dưới biển. Và rồi anh thành công ngay từ lần đầu.

Anh Bằng cho biết: “Nuôi ghẹ lột dưới biển được nhiều cái lợi, từ việc không mất công thay nước cho ghẹ, đến việc vệ sinh bể, lo ngại môi trường nước ô nhiễm... Trong khi đó, nuôi trong lồng bè, ghẹ vừa có không gian rộng hơn lại vừa được ở trong môi trường tự nhiên nên phát triển rất tốt”.


Lồng bè nuôi ghẹ lột của người dân xã Bình An, huyện Kiên Lương xen lẫn với nghề nuôi cá lồng bè trên biển

Cũng theo anh, quan trọng nhất là khâu canh ghẹ lột để bắt ra ngay không quá 15 phút và lập tức cho vào ngâm đá để giữ chất lượng, bằng không ghẹ sẽ cứng vỏ và chất lượng thịt kém đi nhiều.

Bí quyết thành công của anh Bằng khi nuôi ghẹ lột là sau khi chọn con giống thì cắt bỏ mắt của ghẹ trước khi thả xuống bè. Sau đó, cho ghẹ ăn cá băm nhỏ từ 5 - 10 ngày để ghẹ mau lớn và lột. “Ghẹ được bắt lên sau khi lột, ngâm đá thì tiến hành sơ chế rồi cho ghẹ vào đông lạnh ở -35 độ C. Sau đó cho vào tủ đông để bảo quản trước khi xuất ra thị trường” - anh chia sẻ.

Ghẹ lột tiêu thụ mạnh nhất là loại từ 50-100gram/con. Ở trọng lượng này, ghẹ lột có giá 200.000 đồng/kg. Với uy tín hơn chục năm trong nghề, sản phẩm của anh Bằng rất được ưa chượng. Thị trường chính của anh là TP Hồ Chí Minh và ở nước ngoài.

Hiện, xã Bình An có trên 10 hộ nuôi ghẹ lột, trung bình mỗi ngày bán ra thị trường từ 400 - 500kg ghẹ lột thương phẩm. Theo những người nuôi, nghề này vẫn giúp người dân kiếm ra khá bộn tiền.

Một tín hiệu vui cho bà con nuôi ghẹ lột tại xã Bình An, mới đây Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang hướng dẫn địa phương làm các thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể. Khi thành công, sản phẩm ghẹ lột xã Bình An sẽ được quảng bá thương hiệu nhiều hơn đến người tiêu dùng. Qua đó, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ và giúp nghề này duy trì, phát triển ổn định hơn.

Dân Việt, 13/04/2017
Đăng ngày 13/04/2017
Trung Hiếu
Nuôi trồng

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:32 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:32 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:32 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:32 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:32 29/03/2024