Nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở An Giang

Thời gian qua, An Giang đã và đang hình thành một số vùng nuôi tôm càng xanh (TCX) trên ruộng lúa. Nông dân chuyển đổi từ canh tác 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa + 1 vụ tôm, 2 vụ tôm + 1 vụ lúa… thu được lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, trước điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển ngập sâu vào nội đồng và hạn hán xuất hiện… là thách thức lớn, đòi hỏi nông dân nuôi TCX cần chủ động thích ứng.

Nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở An Giang
Lắp đặt hệ thống ứng dụng công nghệ cảm biến theo dõi môi trường trong và ngoài ao nuôi TCX

TCX là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, không chỉ trong nước mà người tiêu dùng trên thế giới cũng rất ưa chuộng. Nhận thấy được nhu cầu này, nhiều nông dân ở xã Phú Thuận (Thoại Sơn) đã bắt đầu hình thức luân canh lúa + tôm trên mảnh ruộng của mình. Với mong muốn duy trì hiệu quả mô hình lúa + tôm cho nông dân Phú Thuận, cũng như nhân rộng ở các địa phương khác có điều kiện thích hợp, năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hợp tác PGS.TS. Dương Nhựt Long (Khoa Thủy sản-Trường đại học Cần Thơ) nghiên cứu đề tài “Xây dựng thành công mô hình nuôi TCX thích ứng BĐKH cho vùng nuôi TCX ở huyện Thoại Sơn”.

Đề tài tập trung nghiên cứu tăng năng suất TCX lên trên 1,5 tấn/héc-ta/vụ; trọng lượng tôm bình quân đạt 20 con/kg; tỷ lệ tôm nhiễm bệnh thấp và tỷ lệ sống của TCX thương phẩm ≥ 30%. Bên cạnh đó, giúp nông dân địa phương xây dựng hiệu quả quy trình kỹ thuật, mô hình điểm sản xuất, gắn kết các giải pháp bảo quản, sơ chế, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm TCX. Đặc biệt, bằng việc hình thành mô hình ứng dụng mạng cảm biến sẽ giúp nông dân đo đạc, giám sát và quản lý môi trường vùng nuôi tôm thích ứng với BĐKH ở Thoại Sơn. Từ đó, góp phần xây dựng và  phát triển thương hiệu, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm TCX của An Giang…

Nuôi tôm càng xanh, mô hình nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu

Hơn 10 năm trước, chú Nguyễn Bá Thạnh (xã Phú Thuận, Thoại Sơn) đã bắt đầu với mô hình trồng lúa, nuôi TCX trên mảnh ruộng của mình. Ngoài kinh nghiệm học hỏi từ bạn bè, chú Thạnh còn tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật ương, nuôi TCX của tỉnh tổ chức. Từ 2 vụ lúa + 1 vụ tôm, chú Thạnh chuyển hẳn sang 2 vụ tôm + 1 vụ lúa trên hơn 1 héc-ta đất ruộng. “Khoảng tháng 1, 2 (âm lịch), khi lúa đông xuân thu hoạch xong, tôi cho xử lý rơm rạ, dọn đất và thả tôm giống. Khoảng 6 - 7 tháng sau là có thể thu hoạch tôm. Nếu mình có diện tích đất rộng, có thể giành một phần để ương tôm giống, sẽ rút ngắn được thời gian nuôi. Như vậy, có thể làm 2 vụ tôm + 1 vụ lúa, lợi nhuận từ đó cũng tăng hơn nhiều…”- chú Thạnh thông tin. Nếu chỉ tính riêng 2 vụ tôm, sau khi trừ tất cả chi phí, chú Thạnh thu lợi nhuận trên 150 triệu đồng/héc-ta, đó là chưa kể nguồn thu từ lúa. Hiện tại, chú Thạnh cùng 5 nông dân ở địa phương đang tham gia vào đề tài nghiên cứu của PGS.TS. Dương Nhựt Long, với tổng diện tích trên 10 héc-ta. “Theo đề tài, trong năm, mình sẽ luân canh 1 vụ lúa + 1 vụ tôm. Đến nay, tôm đã thả được hơn 4 tháng, phát triển rất tốt. Cái hay ở đây là cho nông dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, có thể chủ động ứng phó được với diễn biến của thời tiết, mà gần đây nhất là BĐKH đã và đang diễn ra khắp nơi”- chú Thạnh giải thích.

Theo PGS.TS. Dương Nhựt Long, thời gian nghiên cứu đề tài trong vòng 24 tháng. Hiện đang trong giai đoạn triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ mạng cảm biến và xây dựng phần mềm thích hợp dùng để đo đạc, giám sát và quản lý điều kiện môi trường ở vùng nuôi TCX. “Các chỉ tiêu môi trường nước được giám sát và quản lý liên tục 24/24 giờ ở vùng và ruộng nuôi bao gồm 5 chỉ tiêu: Nhiệt độ, pH, nồng độ muối, hàm lượng DO hòa tan và giá trị N-NH4+ (mg/L). Như vậy, thông qua điện thoại sẽ phát hiện được tình huống xảy ra, từ đó cán bộ kỹ thuật ở cơ sở cũng như hộ dân nuôi tôm sẽ có hướng xử lý thích hợp nhất và thích ứng với điều kiện BĐKH”- PGS.TS. Long chia sẻ.

Dự án “Nghiên cứu xây dựng thành công mô hình nuôi TCX thích ứng BĐKH cho vùng nuôi TCX ở huyện Thoại Sơn” với tổng kinh phí trên 1,8 tỷ đồng, trong đó gần 1,3 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp KH&CN.

Báo An Giang
Đăng ngày 06/09/2017
Ánh Nguyên
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:49 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:49 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:49 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:49 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:49 19/04/2024