Nuôi tôm chân trắng trên đầm phá: Đừng để hệ lụy

Tuy UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhưng thời gian qua, xảy ra tình trạng người dân nóng vội, không tuân thủ các quy định an toàn nuôi dẫn đến hệ lụy đáng tiếc.

thu tom the
Thu hoạch tôm chân trắng

Hệ lụy…

Trong khi chờ quy hoạch, có đến cả trăm hộ dân ở thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) nôn nóng, thấy lợi trước mắt đã lén lút, ồ ạt đào hồ nuôi tôm chân trắng tại địa phương với diện tích hàng chục ha. Việc thiếu định hướng, quy hoạch, không tuân thủ quy trình kỹ thuật, các quy định của các cơ quan chức năng dẫn đến hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Hầu hết các ao nuôi của người dân không đảm bảo diện tích, không có ao lắng, ao xử lý nước thải, kênh mương xử lý môi trường… nên ngay từ vụ đầu tiên đã bị ô nhiễm môi trường, tôm dịch bệnh dẫn đến thua lỗ. Nhiều hộ “tiến thoái lưỡng nan”, nợ từ 50 triệu đến cả vài trăm triệu đồng. Ông Nguyễn Bình ở thị trấn Lăng Cô than thở: “Thấy người ta ồ ạt đào ao nuôi, tôi suốt ruột làm theo. Bây giờ thua lỗ, nợ nần không biết khi nào trả hết”…

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc Nguyễn Văn Thông chia sẻ: Cán bộ của đơn vị rất mỏng, không thể kiểm tra thường xuyên tại các địa phương để nắm bắt tình hình. Khi chúng tôi phát hiện người dân ở Lăng Cô tự ý đào hồ nuôi tôm chân trắng “mọi sự đã rồi”. Ý thức người dân còn thấp, lại bỏ ra kinh phí lớn đầu tư nuôi nên không dễ gì cưỡng chế, xử lý trong một sớm một chiều. Các ban ngành chức năng chỉ biết phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành đúng quy định, quy trình nuôi tôm chân trắng trên đầm phá; đồng thời, yêu cầu dừng ngay việc nuôi tôm trái phép. Nhưng người dân vẫn cố nuôi nên ngay vụ đầu tiên đã thua lỗ, bà con mới vỡ lẽ. Không có vốn tái đầu tư, sản xuất, lại sợ thua lỗ nên hiện người dân đã ngừng nuôi.

Cần quản lý chặt

Quyết định 72 của UBND tỉnh khi cho phép nuôi tôm chân trắng trên đầm phá, kèm theo các yêu cầu, quy định khắt khe nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Quyết định quy định rất rõ, người dân chỉ phép nuôi tôm chân trắng khi có quy hoạch vùng nuôi, ao nuôi, hạ tầng nuôi trồng được đầu tư xây dựng. Ao nuôi phải có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000m2 được xây dựng từ năm 2010 và 2.000m2 xây dựng trước năm 2010. Độ sâu mặt bờ đến đáy ao tối thiểu hai mét, mực nước ao nuôi duy trì thấp nhất 1,4m. Các ao nuôi, vùng nuôi phải có ao lắng, xử lý nước thải, kênh mương cấp thoát nước riêng biệt, cống cấp nước phải có lưới chắn lọc…

Bà Phạm Thị Ánh, Chi cục Thủy sản tỉnh cho rằng, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có tiềm năng rất lớn để nuôi trồng thủy sản, trong đó có tôm chân trắng. Muốn nuôi tôm chân trắng ở vùng đầm phá hiệu quả, tránh “vết xe đổ” từ con tôm sú, không có con đường nào khác phải tuân thủ các quy định, quy trình của cơ quan chức năng. Các địa phương, người dân không nên nóng vội đầu tư nuôi tôm khi hệ thống hạ tầng nuôi trồng chưa được đầu tư một cách thỏa đáng. Các tổ chức, cá nhân trước khi có kế hoạch nuôi tôm phải báo với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, có cam kết bảo vệ môi trường và đủ các yếu tố, điều kiện quy định.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh chỉ rõ nguyên nhân tôm nuôi dịch bệnh, chết, không hiệu quả là do vùng nuôi bị ô nhiễm. Kênh mương, thủy lợi, ao hồ… chưa đảm bảo theo quy định, quy trình kỹ thuật là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi, ao nuôi. Ngoài công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, các ban ngành, chính quyền địa phương cần phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý trong quá trình nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá. Chính quyền địa phương trực tiếp quản lý sở tại cần phải thường xuyên kiểm tra nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm. Các địa phương, ban ngành có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, kiểm tra và cương quyết xử lý nghiêm các hộ nuôi tôm trái phép, chưa đủ các điều kiện theo quy định.

Nuôi tôm chân trắng có tác động rất lớn đến môi trường vùng đầm phá nên một thời gian dài tỉnh không cho phép nuôi. Cách đây hơn một năm, sau khi nghiên cứu kỹ và qua quá trình thử nghiệm, UBND tỉnh có Quyết định 72/2014/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 về việc cho phép nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Lăng Cô. Đây là cơ hội mới cho người dân thực hiện khát vọng, ước mơ đổi đời từ nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cần có giải pháp quản lý chặt nhằm tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao.

Báo Thừa Thiên Huế, 02/04/2016
Đăng ngày 05/04/2016
Hoàng Triều
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:51 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:51 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:51 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:51 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:51 29/03/2024