Nuôi tôm theo công nghệ SEMI BIOFLOC - Những điều cần chú ý

Nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trang thiết bị kỹ thuật cơ sở nuôi, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm hiện nay.

Nuôi tôm theo công nghệ SEMI BIOFLOC - Những điều cần chú ý
Hình minh họa. Nguồn Internet

Để thực hiện tốt công nghệ này, người nuôi nên chú ý các khâu sau:

1. Thực hiện đúng, đều đặn các bước trong quy trình. Cho tôm ăn đều đặn “Thức ăn + E.M Trùn” ngày 1 đến 2 lần vào bữa ăn chính, liều lượng 20 – 30 ml/kg thức ăn, định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần bón E.M Trùn để bảo vệ môi trường ao nuôi, liều lượng 2 – 4 lít/1.000 m3, chạy nguồn duy trì Biofloc phát triển. Các chất độc hại NO2-, NH3, H2S ... sẽ được xử lý triệt để dưới tác dụng kép của vi tảo và hệ thống biofloc làm môi trường trong sạch, các chỉ tiêu: pH, ôxy hòa tan ... luôn nằm trong ngưỡng phù hợp làm tôm khỏe mạnh, khó bị nhiễm bệnh, khó bộc phát bệnh ngay cả trường hợp có mầm bệnh trong mô cơ của tôm nuôi.

2. Nếu chạy nguồn không đầy đủ, cho tôm ăn thừa, đáy ao nuôi tuy không có khí độc NH3, nhưng vẫn có thể có NO2-, tôm có thể bị đen mang ... Trong trường hợp này người nuôi tôm không nên xử lý bằng hóa chất vì nó tàn phá môi trường, càng về sau sẽ càng khó nuôi mà cần chạy nguồn đầy đủ, dùng bổ sung các sản phẩm có thành phần chính: Vi khuẩn cố định đạm Nitrosomonas, vi khuẩn Nitơ hóa Ntitrobacter, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Nếu có khí độc H2S: Dùng bổ sung các sản phẩm có thành phần chính: Vi khuẩn quang hợp, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Sau đó, lặp lại quy trình sử dụng E.M Trùn, dùng vi khuẩn có lợi trong E.M Trùn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tôm, làm sạch môi trường để nuôi tôm bền vững.

3. Trên bề mặt chai E.M Trùn không nên có lớp men màu trắng, đây là nấm men Saccharomyces cerevisiae, khi nấm Saccharomyces cerevisiae phát triển quá mức thì các vi khuẩn cần thiết giúp tôm ăn mạnh, khỏe, không bị nhiễm bệnh như Bacillus subtilis, Lactobacillus sporogenes … sẽ không phát triển được.

4. Dưới đáy chai E.M Trùn nên có một lớp cụm sinh học (biofloc), đây là các vi khuẩn dị dưỡng sinh sản, phát triển kết dính lại với nhau tạo thành.

5. Trường hợp biofloc giảm, nước có màu nâu đỏ: Bón vôi CaCO3 hàng ngày, 5 – 6 ngày, chạy nguồn, liều lượng 20 kg/1.000 m3.

6. Trường hợp Biofloc nổi bọt: Do vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh. Xử lý Calcium peroxide CaO2, liều lượng 10 kg/1.000 m3, sau đó thay nước 5 – 6 ngày. Sau 6 ngày vẫn còn nổi bọt, bón tiếp Calcium peroxide 10 kg/1.000 m3, lặp lại quy trình.

7. Biofloc quá dày: Loại bỏ bớt biofloc bằng cách thay nước.

8. Biofloc giảm, nước có màu xanh lá cây: Cắt tảo lam hoặc tảo lục.

9. Đối với các vùng nuôi rất khó nâng độ kiềm, nếu độ kiềm giảm, bón hỗn hợp     (Soda + Dolomite), liều lượng: (  kg Soda + 3 kg Dolomite)/1.000 m3 đến ( 4 kg Soda + 6 kg Dolomite)/1.000 m3, bón từ từ cho đến khi độ kiềm tăng, pH tăng phù hợp, tôm cứng vỏ, khỏe mạnh, hoạt động bình thường.

Thực hiện quy trình nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc phù hợp điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm hiện nay. Nếu vùng nuôi tôm đồng lòng, người nuôi tôm thực hiện đúng, đều đặn, đầy đủ các yêu cầu của quy trình, thực hiện tốt quy chế quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung, chọn giống sạch, thời tiết thuận lợi thì áp dụng công nghệ này chắc chắn sẽ làm môi trường toàn vùng nuôi trong sạch, giúp phát triển nghề nuôi tôm bền vững, hiệu quả, hiệu quả trên từng ao nuôi, trên toàn vùng nuôi, hiệu quả cho đời này và cho cả đời sau.

Trung tâm khuyến nông Phú Yên
Đăng ngày 16/06/2017
KS. Huỳnh Văn Vũ, Trạm KNKN TP Tuy Hòa
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:50 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:50 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:50 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:50 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:50 26/04/2024