Phát triển 3 sản phẩm quốc gia ở ĐBSCL

Phi-lê cá tra cao cấp, tôm sú sinh thái nuôi trong rừng ngập mặn và tôm thẻ chân trắng hữu cơ đang được cơ quan quản lý ngành thủy hải sản xác định là ba sản phẩm quốc gia được phát triển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Phát triển 3 sản phẩm quốc gia ở ĐBSCL
Chế biến cá tra tại công ty Hùng Vương. Hình minh họa

Tại buổi họp báo diễn ra hôm 10-8 để giới thiệu về triển lãm quốc tế ngành thủy sản Việt Nam, ông Vũ Duyên Hải, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cá da trơn và tôm nước lợ đã được xác định nằm trong danh mục sản phẩm quốc gia. Hai nhóm sản phẩm này được tập trung phát triển tại khu vực ĐBSCL nhằm chuyển đổi nền nông nghiệp từ lúa gạo, cây ăn trái sang thủy sản.

Với cá da trơn, Tổng cục Thủy sản đã có đề án với việc tập trung phát triển sản phẩm chính là phi-lê cá tra cao cấp. Cơ quan quản lý đã hình dung ra cách làm và đang trong quá trình điều chỉnh, hoàn thiện.

Trong khi đó, với tôm nước lợ, ông Hải cho biết, Tổng cục thủy sản đã giao cho Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế xây dựng đề án phát triển. Ở thời điểm hiện tại, đơn vị này đã định hướng hai sản phẩm chính của tôm nước lợ cần phát triển là tôm sú sinh thái nuôi trong rừng ngập mặn và tôm thẻ chân trắng nuôi hữu cơ. Đây là các sản phẩm được đánh giá sẽ có giá trị cao, có thị trường rộng lớn.

Tuy nhiên, ông Hải cũng cho rằng, việc phát triển những sản phẩm này gặp không ít thách thức. Trong đó, dễ nhận thấy là hạ tầng chưa đồng bộ dù đã được cải thiện trong thời gian qua; biến đổi khí hậu khiến dịch bệnh ngày càng khó lường. Quan trọng không kém là các rào cản kỹ thuật và cạnh tranh quốc tế…

Trao đổi riêng với TBKTSG Online bên lề buổi họp báo, ông Hải cho biết, đề án về tôm nước lợ sẽ được trình cơ quan cấp trên trong tháng 8 này. Quan điểm của cơ quan xây dựng đề án đó là nhà nước sẽ không can thiệp quá nhiều mà chỉ ở vai trò ban hành chính sách, cơ chế để phát triển hài hòa. Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế cũng sẽ tập hợp đầy đủ thông tin, từ tiềm năng hiện có, nhu cầu thị trường… để có một đề án khả thi.

Vậy tại sao lại là tôm sú sinh thái nuôi trong rừng ngập mặn và tôm thẻ chân trắng nuôi hữu cơ? Theo giải thích của ông Hải là để tận dụng nền tảng đã có sẵn. Khu vực ĐBSCL có sẵn tài nguyên là rừng ngập mặn, nhiều doanh nghiệp cũng đã tham gia sản xuất, nhu cầu thị trường với các sản phẩm tôm luôn có.

Nhưng vấn đề là phải cải thiện năng suất và liên kết lại. Trong 600.000 hecta rừng ngập mặn có thể nuôi tôm sú sinh thái ở ĐBSCL không phải khu vực nào cũng đủ chất lượng. Do vậy, phải cải thiện rừng để đảm bảo rừng sạch, cho tôm tăng trưởng tốt, đạt chất lượng cao và ổn định, từ màu vỏ đến kích cỡ.

“Loại tôm sú cỡ 70 đến 80gram/con hiện có giá xuất khẩu 30 đô la Mỹ/kg. Phát triển tôm sú sinh thái nuôi trong rừng ngập mặn là hoàn toàn khả thi ở khu vực này. Nguồn lực đã có nhưng cần phải liên kết các khâu từ giống, nuôi trồng đến phát triển thị trường thế nào”, ông Hải nói.

Còn với tôm thẻ chân trắng nuôi hữu cơ, ông Hải cho biết, vừa có ba giải pháp nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, không hóa chất… được công nhận tiến bộ kỹ thuật. Vì vậy, cũng hoàn toàn khả thi khi phát triển sản phẩm này.

Câu chuyện của cơ quan quản lý là tạo cơ chế để mọi người kết nối được với nhau, xác lập hệ giá trị để giá bán tốt hơn, thu hút người nuôi trồng từ lợi ích kinh tế và loại bỏ nhưng thành phần làm ăn không đàng hoàng.

Cũng theo ông Hải, khi thực hiện đề án sản phẩm quốc gia thì phần không thể thiếu là hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.

TBKTSG
Đăng ngày 12/08/2017
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:24 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:24 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:24 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:24 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:24 25/04/2024