Phương pháp cho cá lồng ăn hiệu quả

Chi phí thức ăn nuôi cá lồng, chiếm phần lớn trong tổng chi phí nuôi. Do đó cần có biện pháp cho ăn hiệu quả nhằm đảm bảo tăng trưởng cho cá nuôi và giảm chi phí nuôi.

Phương pháp cho cá lồng ăn
Nuôi cá lồng ở Quảng Ninh. Ảnh: BQN

Để cho cá lồng ăn hiệu quả cần áp dụng nguyên tắc “3 xem” “4 định”.

1.Tính lượng thức ăn hàng ngày cho cá nuôi

Khẩu phần thức ăn có thể xác định bằng công thức sau:

M = W.N.S.R

Trong đó:

+M: khẩu phần thức ăn ngày (kg)

+W: là khối lượng trung bình của cá thể (kg).

+N: là số lượng cá thể thả ban đầu (con)

+S(%): là tỷ lệ sống ước tính

+R(%): là tỷ lệ cho ăn (tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá)

Ví dụ: một lồng nuôi cá số lượng cá thả ban đầu là 1.000 con; cỡ cá trung bình tại thời điểm cho ăn là 1kg/ con; tỷ lệ sống ước đạt 90%; tỷ lệ cho cá ăn tính bằng 3% trọng lượng thân. Hãy tính khẩu phần ăn hảng ngày của đàn cá trong lồng?

Giải

Khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá ở lồng nuôi kể trên là:

1(kg/con) x 1.000(con) x 90(%) x 3(%) = 27 kg

2. Áp dụng nguyên tắc “3 xem” “4 định”

Nguyên tắc 3 xem:

+Xem điều kiện thời tiết khi cho ăn

+Xem biến động các yếu tố môi trường

+Xem tình trạng sức khỏe của cá

Nguyên tắc 4 định:

+Định chất lượng: Thức ăn cho cá phải phù hợp theo từng giai đoạn về thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất … Ngoài ra, kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với kích thước miệng của cá ở từng giai đoạn.

+Định số lượng: Lượng thức ăn cho cá hàng ngày phải đảm bảo cho cá ăn đủ no mà không thừa thức ăn.

+Định thời gian: Cho cá ăn theo những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tính bắt mồi của cá. Ngoài ra, việc tập cho cá ăn vào những giờ nhất định còn giúp người nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn của cá, dọn thức ăn thừa, điều chỉnh lượng thức ăn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của cá.

+Định địa điểm: Cho cá ăn đúng điểm cố định để tạo thói quen bắt mồi cho cá.

Thao tác thả thức ăn phải nhẹ nhàng tránh để cá hoảng sợ sẽ kém ăn hoặc bỏ ăn.

Nên cho ăn từ từ, đảm bảo cá sử dụng hết thức ăn.

Quan sát mức độ sử dụng thức ăn của cá sau mỗi lần cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn bữa kế tiếp cho phù hợp.

Thức ăn tự chế biến

Thức ăn được vắt thành nắm hoặc ép viên qua máy ép đùn và cho cá ăn ở nhiều vị trí trong lồng bè để toàn bộ cá đều được ăn và lượng thức ăn được sử dụng hết, không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Cho ăn gián tiếp: thức ăn chế biến tại chỗ sau đó chuyển đến vị trí cho cá ăn

Cho ăn trực tiếp: thức ăn chế biến ngay tại cửa lồng bè

Thức ăn công nghiệp

Trước khi cho cá ăn cần lưu ý một số vấn đề sau:

+Xác định đúng loại thức ăn cần cho ăn;

+Kiểm tra thức ăn trước khi cho ăn: Nấm mốc, hạn sử dụng ...;

+Cân thức ăn đúng yêu cầu thực tế của cá theo tỷ lệ của lần cho ăn đó;

Nếu cần thêm vitamin, các chất bổ sung hay thuốc trị bệnh cho cá thông thường người ta bao viên thức ăn bằng dầu (dầu mực, dầu cá, dầu dừa)

Thức ăn xanh

+Xử lý thức ăn trước khi cho cá ăn.

+Thức ăn xanh nên rửa sạch, thái nhỏ trước khi cho ăn.

+Cho cá ăn riêng thức ăn xanh trước khi cho ăn thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp.

-Vận chuyển thức ăn xanh: thức ăn xanh có thể là các loại rong cỏ thủy sinh, các thực vật trên cạn được đưa về lồng bè nuôi.

3.Kiểm tra sau khi cho cá ăn

Sau 2 giờ cho ăn, có thể quan sát cá trong lồng bè: cá no thường có bụng to, căng tròn, cá đói bụng nhỏ và không căng tròn.

Quan sát thức ăn dư thừa trong sàng ăn hoặc lồng bè nuôi để đánh giá mức độ sử dụng thức ăn của cá.

Nếu cá nhanh chóng ăn hết thức ăn thì tăng lượng thức ăn cho ăn.

Nếu thức ăn vẫn còn trên sàng, trong lồng bè và cá no thì giảm lượng cho ăn.

Cũng có thể thức ăn còn dư trong sàng, trong lồng bè nhưng cá ăn không no thì cần xem lại thức ăn cho cá ăn, tình trạng sức khỏe cá, điều kiện môi trường. 

Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
Đăng ngày 02/01/2018
Kỹ thuật nuôi cá tháng 12 - 2017
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 13:35 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 13:35 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:35 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:35 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:35 20/04/2024