Quảng Nam: Kết quả chỉ tiêu môi trường nước ao và mầm bệnh tôm nuôi

Đây là thông báo kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước ao và mầm bệnh trên tôm nuôi tháng 1 năm 2018 tại các ao nuôi tôm lót bạt trên cát của các xã thuộc 02 huyện Núi Thành và Thăng Bình

Kết quả chỉ tiêu môi trường nước ao và mầm bệnh tôm nuôi
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển ở Quảng Nam.

1. Thông tin chung

- Đối tượng và phạm vi giám sát:

Thu mẫu nước ao, tôm thẻ từ ao nuôi tôm lót bạt trên cát thuộc 02 huyện Núi Thành và Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian thu mẫu: Từ ngày 29 - 30/01/2018.

- Các chỉ tiêu giám sát:

+ Các chỉ tiêu mầm bệnh: Virus đốm trắng (WSSV), hoại tử gan tụy cấp (AHPND), vi bào tử trùng (EHP).
+ Các chỉ tiêu môi trường: Nhiệt độ, pH tầng nước mặt, độ mặn, độ kiềm, NH3, vi khuẩn Vibrio trong nước.
- Số lượng mẫu phân tích: 04 mẫu nước ao và 04 mẫu tôm nuôi.

2. Kết quả phân tích

TT

Họ tên

hộ nuôi

Địa điểm

Diện tích ao (m2)

Chỉ tiêu môi trường

Chỉ tiêu mầm bệnh trên tôm

Nhiệt độ

(0C)

 pH 

Độ kiềm

(mg/l)

S

 (‰) 

NH3

(mg/l)

Vi khuẩn

Vibrio

(cfu/ml)

WSSV

AHPND

EHP

1

Nguyễn Thành Nam

Tam Hoà, Núi Thành

2500

18

 

120

14

0

500

(-)

 

(-)

2

Võ Thành Nhân

Tam Tiến, Núi Thành

1700

19

8.1

 

17

 

300

(-)

(-)

 

3

Lê Văn Tý

Bình Hải, Núi Thành

2000

18

 

110

10

 

 

(-)

 

(-)

4

Lê Văn Tùng

Bình Hải, Thăng Bình

2500

18

7.6

 

11

0

400

 

(-)

(-)

Tổng số mẫu

 

4

2

2

4

2

3

3

2

3

Ghi chú: (-): Âm tính;             CFU/ml: khuẩn lạc/1ml nước mẫu.

- Mẫu nước ao nuôi: Nhiệt độ nước từ 18 - 19oC, độ kiềm 110 - 120 mg/l, pH 7.6 - 8.1, NH3 không có, độ mặn từ 10 - 17‰, mật độ vi khuẩn Vibrio từ 300 - 500 cfu/ml.

- Mẫu tôm nuôi: Không phát hiện mầm bệnh virus đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và vi bào tử trùng trên các mẫu tôm kiểm tra.

3. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật cần thực hiện trong thời gian đến

Trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay, thường xuất hiện những đợt không khí lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm cho các yếu tố thủy lý, thủy hoá trong ao nuôi có thể biến động đột ngột gây sốc cho tôm và dễ phát sinh dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Vì vậy để quản lý tốt môi trường ao nuôi thì người nuôi và chính quyền địa phương cần thực hiện các hướng dẫn sau đây:

Khuyến cáo người nuôi Quảng Nam

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường, sức khỏe tôm nuôi để sớm phát hiện những thay đổi bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nên tôm bắt mồi chậm, người nuôi cần cho tôm ăn đủ về số lượng và chất lượng, tránh tình trạng thức ăn dư thừa và tồn đọng trong ao có thể gây ô nhiễm nước ao nuôi.

- Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và giảm thiểu khí độc, người nuôi cần định kỳ 4 - 5 ngày sử dụng men vi sinh nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong ao, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển.

- Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất vào thức ăn.

- Khi tôm có dấu hiệu bất thường cần thông báo cho cán bộ thú y cấp xã và người nuôi xung quanh biết để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chi cục Thuỷ sản Quảng Nam
Đăng ngày 07/02/2018
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 09:21 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 09:21 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:21 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 09:21 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:21 18/04/2024