Quy định IUU phải 'ngấm' vào máu ngư dân!

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, tỉnh có trên 3.000 tàu cá đánh bắt xa bờ, nhưng những trường hợp vi phạm đánh bắt bất hợp pháp chỉ tập trung tại 2 huyện Hoài Nhơn và Phù Cát.

tuyên truyền khai thác IUU cho người dân
Ngư dân Bình Định nhận tờ gấp truyền thông đầy đủ kiến thức về biển đảo

Làm việc với Chi cục Thủy sản Bình Định, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), đã cùng với ngành chức năng tỉnh này bàn bạc việc chấn chỉnh công tác tổ chức trong truy xuất nguồn gốc thủy hải sản cùng giải pháp ngăn chặn ngư dân đánh bắt cá bất hợp pháp.

Nhìn lại công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân trên địa bàn, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, thừa nhận công tác này chưa được thực hiện tốt.

Do vậy, trong năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 có đến 52 tàu với 270 ngư dân Bình Định trong quá trình khai thác đã xâm phạm vùng biển các nước Philippines, Indonesia, Malaysia và bị ngành chức năng các nước này bắt giữ. Trước thực trạng này, ông Châu đề nghị các cơ quan có trách nhiệm phải kiên trì, quyết liệt hơn trong tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là tập trung nâng cao ý thức của chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng.

“Ngành nông nghiệp tỉnh phải tổ chức đào tạo lại thuyền trưởng, máy trưởng thật bài bản, để sao cho 2 vị trí trên không chỉ đủ năng lực vận hành tàu mà còn am hiểu, có tinh thần trách nhiệm trong việc chấp hành quy định IUU (các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý) mà Liên minh Châu Âu (EU) đề ra trong quá trình đánh bắt trên những vùng biển xa.

Trong công tác ngăn chặn ngư dân đánh bắt bất hợp pháp, ngoài những chế tài như phạt tiền, tước bằng thuyền trưởng và giấy phép khai thác, cắt hỗ trợ theo Quyết định 48 hoặc cấm hẳn không cho khai thác dưới mọi hình thức…, ngành chức năng phải tuyên truyền làm sao để quy định của EU về chống đánh bắt bất hợp pháp “ngấm” vào máu của ngư dân. Có như vậy mới mong ngăn chặn triệt để tình trạng này”, ông Châu chỉ đạo.

khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản, tàu cá, khai thác cá, khai thác IUU, thẻ vàng, thủy sản

Ngư dân được hướng dẫn về quy định chống đánh bắt bất hợp pháp của EU

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, tỉnh có trên 3.000 tàu cá đánh bắt xa bờ, nhưng những trường hợp vi phạm đánh bắt bất hợp pháp chỉ tập trung tại 2 huyện Hoài Nhơn và Phù Cát. “Những năm trước đây, bình quân mỗi năm trên địa bàn Bình Định có 35 tàu vi phạm Luật Biển quốc tế, trong đó huyện Hoài Nhơn chiếm đến 70%”, ông Tâm cho hay. Thế nhưng trong năm 2016, nhờ cả hệ thống chính trị của huyện nhập cuộc quyết liệt nên chỉ còn có 8 tàu vi phạm, sang năm 2017 chỉ còn 4 tàu. Tuy nhiên, riêng huyện Phù Cát vẫn còn “nóng” tình trạng ngư dân đánh bắt bất hợp pháp.

“Sở NN-PTNT đã chỉ đạo cho Chi cục Thủy sản làm việc với huyện Phù Cát bàn kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền và áp dụng chế tài đối với ngư dân vi phạm. Bởi tỉnh Bình Định đã cam kết với Bộ NN-PTNT sẽ sớm chấm dứt tình trạng này”, ông Tâm cho biết thêm.

Tổng Cục phó Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nhắc nhở ngành chức năng của Bình Định cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch hành động, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan và các địa phương triển khai đồng loạt. Trong đó, có những việc phải làm ngay và có những việc làm lâu dài. “Ví như việc hướng dẫn ngư dân biết ghi chép sổ nhật ký, báo cáo, tuân thủ quy định thanh tra, kiểm tra tại cảng… ngành chức năng cần đưa vào chương trình tuyên truyền và phải được đẩy mạnh ngay từ bây giờ”, ông Luân ví dụ.

“Sắp tới đây, công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt trên biển tại Bình Định sẽ được giao cho Trung tâm cảng cá Bình Định đảm nhiệm. Đối với ngư dân, ngoài việc thường xuyên phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật để ngư dân nắm rõ quy chế về quản lý, bảo vệ tài nguyên, biên giới biển; Chi cục Thủy sản cũng đã in hơn 40.000 tờ gấp truyền thông có nội dung liên quan đến Luật Biển Việt Nam; Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, Nghị định 71, Chỉ thị 01, pháp luật chế tài của một số nước trong khu vực; các hình thức chế tài xử lý cụ thể khi vi phạm vùng biển nước ngoài… để phân phát cho ngư dân vùng biển đảo”, ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định.

 

NNVN
Đăng ngày 16/11/2017
Vũ Đình Thung
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 11:31 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:31 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 11:31 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:31 16/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 11:31 16/04/2024