Sản xuất vaccine phòng bệnh xuất huyết cho cá

Hằng năm, bệnh xuất huyết trên cá Rô phi có nguyên nhân từ vi khuẩn Streptococus agalactiae luôn gây ra những thiệt hại nặng nề cho người nuôi, cùng với hiện trạng kháng kháng sinh đã làm cho tình hình dịch bệnh này ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã mở ra một hi vọng sản xuất vaccine để phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này.

Sản xuất vaccine phòng bệnh xuất huyết cho cá
Sản xuất vaccine phòng bệnh xuất huyết cho cá từ streptococcus agalactiae. Ảnh: bacteriainphotos

PLGA và LrrG protein là gì?

LrrG protein là một protein bảo vệ bề mặt được tìm thấy ở hầu hết các chủng streptococcus agalactiae. Chúng rất giàu leucine và có cấu trúc linh hoạt và đa dạng. Chính vì thế chúng được xem là chất đầy tiềm năng trong việc sản xuất vaccine kháng nguyên .

PLGA là một poly-(lactic-co-glycolic acid) có cấu trúc cao phân tử bền vững và không gây độc hay gây kích thích, có khả năng phân hủy sinh học và đào thải nhanh .Chính vì những đặc điểm này mà chúng được xem là chất mang vaccin hoàn hảo giúp phát huy tối đa tác dụng của chúng khi vào cơ thể cá.

Bố trí thí nghiệm

Tổng cộng 1950 cá rô phi dòng GIFT có trọng lượng 6.0 ± 1.2g  được bố trí ngẫu nhiên vào 30 nhóm (65 con/nhóm), cá được cho ăn ngày 2 lần với lượng thức ăn bằng 3% trọng lượng thân.

Thí nghiệm sử dụng cả hai phương pháp cho ăn và tiêm trực tiếp LrrG-PLGA vào cá (100µl/cá thể) với nồng độ như sau:

Thí nghiệm

Nồng độ LrrG-PLGA(µg/g)

P1

0.5

P2

1

P3

2

Thí nghiệm cho ăn

Thí nghiệm

Chất bổ sung

CK1

PBS

CK2

PLGA

 Cảm nhiễm với S.agalactiae

Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp của Bliss,1938. Nồng độ LD50 và tỉ lệ sống tương đối (RPS) sẽ được ghi nhận sau 14 ngày.

Chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Chỉ tiêu

Phương pháp

Đánh giá LrrG-PLGA

Gao et al.,2015

Mức độ kháng thể serum

Elisa

Hoạt động lyzozyme

Lyzozyme activity assay kit

Kết Quả

Đánh giá LrrG-PLGA: LrrG-PLGA có hình cầu, trơn láng, có kích cỡ 2.1-7.3µm. Độ hiệu quả của vỏ bọc là 38.54%, năng lực chất mang là 1.98%. Mức độ đào thải 78.97%.

Cảm nhiễm S.agalactiae: Tỉ lệ sống tương đối ở nhóm tiêm lớn hơn nhóm cho ăn. Đối với nhóm tiêm, nồng độ 0.5 µg/g và 1µg/g có tỉ lệ sống cao hơn hẳn với 77.89% và 77.81%. Đối với nhóm cho ăn, tỉ lệ sống ở nhóm 1µg/g (77.54%) cao hơn so với nhóm 0.5µg/g (50.97%) và 2µg/g (60.24%).

Miễn dịch: Nồng độ khả thể serum đạt 0.9133 ở nhóm cho ăn bổ sung 1µg/g. Trong khi đó, nồng độ lyzozyme đạt cao nhất ở mức 347.59 U/ml khi bổ sung 2µg/g.

Kết Luận

Khi bổ sung LrrG-PLGA ở mức 1µg/g sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch của cá, tạo kháng thể giúp bảo vệ cơ thể cá. Và mức bổ sung này có ý nghĩa thực tế lớn trong việc sản xuất vaccine thương mại chống lại các chủng streptococcosis gây bệnh trên cá.

Sciencedirect
Đăng ngày 09/09/2017
AN LÊ Lược dich
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:29 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:29 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 10:29 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 10:29 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:29 18/04/2024