Sự ấm lên của trái đất làm một số loài cá giảm tới 30% kích thước

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học British Columbia (UBC) dự báo rằng cá sẽ giảm khoảng 20 đến 30% kích thước nếu nhiệt độ đại dương tiếp tục tăng cao do biến đổi khí hậu.

Sự ấm lên của trái đất làm một số loài cá giảm tới 30% kích thước
Ảnh Animalia life

William Cheung, đồng tác giả của nghiên cứu, Phó giáo sư tại Viện Đại dương và Thủy sản và là Giám đốc khoa học cho Quỹ Nippon - Chương trình UBC Nereus cho biết: “Cá, do là động vật máu lạnh, không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chính mình khi nước biển ấm lên, do vậy sự trao đổi chất của chúng sẽ tăng lên và chúng cần thêm oxy để duy trì các chức năng của cơ thể”.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng có một điểm mà các mang không thể cung cấp đủ oxy cho một cơ thể lớn hơn, do đó, cá sẽ ngừng phát triển lớn hơn.

Daniel Pauly, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu chính của Sea Around Us tại Viện Hải dương học và Thủy sản, giải thích rằng khi cá trưởng thành, nhu cầu oxy tăng lên vì khối lượng cơ thể của chúng lớn hơn.

Pauly nói thêm rằng diện tích bề mặt của mang cá - nơi thu ôxy - không phát triển theo cùng tốc độ với phần còn lại của cơ thể, ông gọi đó là nguyên lý giải thích lý do tại sao cá sẽ giảm kích thước.

Các nhà nghiên cứu đưa ra ví dụ về một loài cá như cá tuyết, trọng lượng của nó tăng lên 100%, nhưng các mang của nó chỉ tăng 80% hoặc ít hơn. Khi được hiểu trong bối cảnh biến đổi khí hậu, quy luật sinh học này củng cố dự đoán rằng cá sẽ giảm kích thước và thậm chí còn nhỏ hơn so với các nghiên cứu trước đó dự đoán.

Nước nóng hơn làm tăng nhu cầu oxy của cá nhưng biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến lượng oxy ít hơn trong các đại dương. Điều này có nghĩa là các mang có ít oxy để cung cấp cho cơ thể vốn đã phát triển nhanh hơn các mang. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này buộc cá ngừng phát triển ở kích thước nhỏ hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của chúng với lượng oxy có sẵn cho chúng ở mức thấp.

Một số loài có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự kết hợp của các yếu tố này. Cá ngừ, loài đang di chuyển nhanh và đòi hỏi nhiều năng lượng và oxy hơn, có thể giảm kích thước nhiều hơn khi nhiệt độ tăng lên.

Các loài cá nhỏ hơn sẽ có ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản cũng như sự tương tác giữa các sinh vật trong các hệ sinh thái.

TCTS
Đăng ngày 29/08/2017
Theo FIS
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 00:02 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 00:02 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 00:02 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 00:02 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 00:02 19/04/2024