TT-Huế: Cá lồng tiếp tục chết hàng loạt, người nuôi điêu đứng

Mấy ngày qua, hiện tượng cá lồng chết hàng loạt trên khu vực sông Bồ, đoạn qua xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế) khiến nhiều người nuôi cá điêu đứng.

TT-Huế: Cá lồng chết hàng loạt, người nuôi điêu đứng
Cá chết nổi lềnh bềnh trong lồng nuôi tại xã Quảng Thọ

Dọc tuyến Quốc lộ 1A rẽ về Quảng Thọ, nhiều người dân vẫn tích cực chăm sóc, vớt thức ăn thừa trong lồng nuôi cá đưa lên bờ, lắp đặt hệ thống bơm nước tạo oxi. 

Với hơn 600 lồng cá trên địa bàn xã Quảng Thọ thì có khoảng 300 lồng cá với hơn 24.000 con có trọng lượng trung bình 0,8kg chết, nhiều nhất ở 3 thôn Phước Yên,  La Vân Thượng và La Vân Hạ. Theo người dân phán đoán nguyên nhân cá chết có thể do tình trạng nước không được lưu thông dồn ứ các chất cặn bả, dẫn tới thiếu oxi cục bộ.

Theo người dân nơi đây chia sẻ: " Thông thường, vào tháng 3, tháng 4 hàng năm đều xuất hiện tình trạng cá chết do chuyển mùa nhưng số lượng nhỏ. Năm nay, số lượng cá chết nhiều, tập trung vào đối tượng cá có trọng lượng từ 0,5 đến dưới 1,5kg, thời gian nuôi chừng 5 đến 6 tháng.

Ông Hoàng Công Thông, trưởng thôn La Vân hạ cho biết: Toàn thôn có 56 hộ nuôi với trung bình 90 lồng cá mỗi hộ, trong đó ghi nhận có hơn 6.000 con cá chết được người dân đưa đi xử lý. Một số lồng cá chết hoàn toàn, ước thiệt hại về con giống khoảng 300 triệu đồng".

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và đo các yếu tố môi trường, qua đó nhận thấy nồng độ oxi trong nước vào thời điểm sáng sớm rất thấp. Riêng về chất lượng nước chưa đủ điều kiện thực hiện. Phòng vẫn đang cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo sát địa bàn, hướng dẫn người dân tiến hành phun bọt nước tạo oxi vào sáng sớm, bổ sung thức ăn và vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho cá, làm vệ sinh khu vực lồng nuôi giảm bớt các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, huyện cũng đã triển khai quy định về nuôi cá lồng, bè trên sông, đầm của UBND tỉnh. Sắp tới, sẽ phối hợp với các xã, thôn tiến hành quy hoạch lại vùng nuôi, giãn lồng nuôi".

  Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên phát triển thêm các lồng nuôi ở những khu vực nước không lưu thông và quá gần bờ; phải tuân thủ các quy định liên quan hoạt động nuôi cá lồng trên sông, nhất là khoảng cách và mật độ nuôi. Các huyện, thị xã cần sớm chỉ đạo quy hoạch vùng nuôi, tiến hành giãn lồng và giữ gìn tốt vệ sinh khu vực nuôi.

Trước đó, vào đầu tháng 4, cũng trên con sông Bồ, hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng đoạn qua xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đứng ngồi không yên vì cá sắp đến thời kỳ thu hoạch chết nổi trắng mặt sông.

Đăng ngày 24/04/2017
CTV NGỌC PHƯƠNG
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:18 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 11:18 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 11:18 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 11:18 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 11:18 18/04/2024