Tác hại của độc chất sulfide đối với tôm thẻ chân trắng

Mới đây, nhóm nghiên cứu người Ustralia báo cáo rằng phơi nhiễm lâu dài với nồng độ sulfide cao có thể dẫn đến thiệt hại của cấu trúc ruột, kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch, viêm và hình thành hệ vi khuẩn bất lợi trong đường ruột tôm thẻ chân trắng L.vannamei.

Tác hại của độc chất sulfide đối với tôm thẻ chân trắng
Sulfide có tác động rất lớn đối với tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Looduskalender

Sulfide là chất độc tự nhiên và được phân phối rộng rãi. Nó thường được tìm thấy từ các trầm tích trong môi trường nước. Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei bắt đầu sống ở khu vực đáy ngay giai đoạn đầu của ấu trùng. Vì vậy, tôm thẻ chân trắng  L. vannamei chắc chắn bị ảnh hưởng bởi việc tiếp xúc với sunfua thoát ra từ trầm tích ao nuôi. Nghiên cứu này đã tìm hiểu tác động độc hại của các nồng độ sulfide khác nhau đối với sức khoẻ, đường ruột và hệ vi khuẩn của tôm chân thẻ chân trắng bằng cách theo dõi sự thay đổi biểu hiện các mô bạch huyết, myostatin (yếu tố kiểm soát tăng trưởng mô), miễn dịch và vi khuẩn đường ruột.

Kết quả

Nồng độ sulfide trong ao cao làm tổn thương đường ruột tôm

Tại các mô bạch huyết ruột của tôm cho thấy biểu hiện bị viêm và các yếu tố miễn dịch liên quan (yếu tố hoại tử khối u-alpha, lectin 3 loại C và yếu tố phiên mã sốc nhiệt), và sự nhiễm khuẩn được xác định ở tôm L. vannamei sau khi tiếp xúc với 0 (đối chứng) 425,5 (1/10 LC 50-96 h) và 851 μg / l (1/5 LC 50-96 giờ) sulfide trong 21 ngày.

Với sự gia tăng nồng độ sulfide, đường ruột bị tổn thương trầm trọng hơn và các viêm tế bào bạch cầu và miễn dịch liên quan tạo ra một loạt các phản ứng.

sulfide trong ao tôm, ảnh hưởng chất độc sulfide đến tôm, ảnh hưởng chất độc đến tôm

Quan sát đường ruột tôm L. vannamei ở các nồng độ khác nhau. So sánh mô học sự khác biệt trong ruột giữa nhóm tôm đối chứng, 425,5 mg / L và 825,0 mg / L sulfide. Mũi tên cho thấy sự thay đổi bệnh lý. a: mũi tên A cho thấy sự hội tụ của các tế bào biểu mô ruột và màng nền; b: mũi tên C và B thể hiện các tế bào biểu mô ruột ruột kết dính với màng nền; c: mũi tên D cho thấy các tế bào biểu mô ruột được tách hoàn toàn khỏi màng nền; d: mối quan hệ giữa chiều cao của tế bào biểu mô ruột và vi khuẩn, và nồng độ sulfur.

Sulfide cũng làm thay đổi cộng đồng vi khuẩn đường ruột

Sự phong phú của vi khuẩn gây bệnh, như Cyanobacteria, VibrioPhotobacterium, tăng đáng kể khi tiếp xúc với nồng độ sulfide ngày càng cao. Sự phong phú của một số vi khuẩn chống stress, như ChlorobiFusobacterium cũng được tăng lên. Nhóm vi khuẩn Nitrat hóa Microbacterium, Parachlamydia, và Shewanella đều được tìm thấy và giảm xuống ở cả hai nhóm tôm nhiễm sulfide, có liên quan đến việc thích nghi với các nồng độ sulfide.

sulfide trong ao tôm, ảnh hưởng chất độc sulfide đến tôm, ảnh hưởng chất độc đến tôm

Hệ vi sinh vật đường ruột của tôm. Kích thước chấm tròn tỷ lệ thuận với sự phong phú; màu cho biết nồng độ tương đối của sulfite.

Kết luận

Nghiên cứu này chỉ ra rằng phơi nhiễm lâu dài với nồng độ sulfide (gây chết tiềm ẩn) có thể dẫn đến thiệt hại của cấu trúc ruột, kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch, viêm và hình thành hệ vi khuẩn bất lợi trong đường ruột tôm thẻ chân trắng L. vannamei.

Theo Yantong Suo, Erchao, Lia Tongyu, Lia Yongyi, Jia Jian G.Qinc, Zhimin Gub, Liqiao Chena

 

Đăng ngày 21/09/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:07 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:07 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:07 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:07 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:07 26/04/2024