Tái khởi động dự án nhân giống ốc nhảy da vàng

Những năm qua, do bị khai thác quá mức nên ốc nhảy da vàng trong tự nhiên dần cạn kiệt; còn những mô hình nuôi loại ốc này trong dân cũng không phát triển được vì thiếu nguồn cung con giống.

Tái khởi động dự án nhân giống ốc nhảy da vàng
Ốc nhảy da vàng là đặc sản của huyện Vân Đồn, được thực khách ưa chuộng. Ảnh: Hồng Nhung

Từ năm 2005, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất (KHKT&SX) giống thuỷ sản Quảng Ninh đã tiến hành triển khai đề tài nghiên cứu đặc điểm và quy trình sinh sản của ốc nhảy da vàng nhằm tiến tới mục tiêu nhân giống, chủ động quy trình sản xuất giống loại ốc này.

Đến năm 2015, công trình nghiên cứu đã mang lại những kết quả cơ bản, đưa ra được quy trình công nghệ, từ nguồn giống đã nhân tiến hành nuôi thử nghiệm trong môi trường thực tế tại xã Bản Sen. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc còn tồn tại hạn chế về đảm bảo nguồn thức ăn cho ốc ở giai đoạn non; tỷ lệ sống sau khi thả ốc giống ra môi trường tự nhiên thấp, nên từ đó đến nay đối tượng ốc nhảy da vàng không được nghiên cứu, nhân rộng mô hình. Đáng mừng là mới đây, vào tháng 5-2017, từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, dự án nhân giống ốc nhảy da vàng đã được tái khởi động trở lại và đến thời điểm này có nhiều chuyển biến hơn so với các giai đoạn trước.  

Theo anh Bùi Hữu Sơn, Phó Phòng Khoa học kỹ thuật, Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh, chủ nhiệm đề tài, cho biết: Nét khác biệt trong công trình nhân giống lần này so với trước đây là chúng tôi triển khai trong môi trường giống tự nhiên nhất đối với con ốc nhảy da vàng. Cụ thể, chúng tôi vẫn sử dụng ốc bố mẹ thu được từ môi trường tự nhiên, tạo điều kiện cho chúng bắt cặp và dùng nhiệt độ, độ mặn để kích đẻ. Tuy nhiên, thay vì thực hiện trong lồng lưới và ở môi trường nước gần bờ hoặc nước trong bể như trước đây, Trung tâm đã sử dụng khu vực trại giống trên biển của Công ty TNHH Đỗ Tờ (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn), vốn có nước mặn quanh năm, môi trường nước trong lành và độ mặn phù hợp. Cơ sở này còn có khu vực bãi triều rộng lớn, dùng để ương giống trong cả 2 giai đoạn cấp 1 và cấp 2, giúp ốc giống có thể thích ứng với môi trường tự nhiên mà không bị giảm tỷ lệ sống. 

Đến thời điểm này, Trung tâm đã nhân được khoảng 20 vạn con và đang vào trong giai đoạn ương cấp 2, tức là con ốc có kích thước bằng đầu ngón tay, có khả năng tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên để phát triển. Theo anh Sơn, nếu theo đúng quy trình, khoảng 10 ngày nữa lứa ốc này có thể được xuất để thả giống nuôi trong môi trường tự nhiên. Tỷ lệ sống sau thả ước đạt khoảng 70-80%, cao nhất từ trước đến nay.

Có thể thấy, kết quả trên là một bước tiến đáng mừng trong mục tiêu nhân giống, là cơ sở để có thể nhân rộng mô hình nuôi ốc nhảy da vàng. Đây hứa hẹn sẽ là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người dân. Bởi quy trình nuôi ốc nhảy da vàng không khó, giống ở tuổi cấp 2 khi thả ra tự nhiên đã có sức sống và khả năng kiếm mồi tốt, tỷ lệ sống cao. Điều kiện nuôi là chọn bãi tự nhiên, khoanh vùng và thả ốc giống (mật độ 15 con/m2) dẫn đến suất đầu tư ban đầu không lớn; khâu thu hoạch dễ dàng. Chính bởi vậy, nếu trong quá trình nuôi (từ 8 tháng đến 1 năm) mà quản lý tốt thì chỉ trong khoảng 2-3m2 có thể thu hoạch được 1kg, giá thu mua trên thị trường khoảng 350.000 đồng/kg. Tính ra 1ha ốc nhảy da vàng thu hoạch được khoảng 3 tấn ốc thương phẩm. Trong khi đó con ốc nhảy da vàng do chất lượng tốt, mẫu mã, màu sắc bắt mắt, tỷ lệ dinh dưỡng trong thịt cao, đặc biệt là chỉ phân bố trên một số ít vùng biển, trong đó trọng tâm là vùng biển Vân Đồn nên thị trường tiêu thụ rất rộng mở, cung không đủ cầu.

Hy vọng rằng, với những nỗ lực, sáng tạo, Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh sẽ sớm đưa ra thị trường giống ốc nhảy da vàng thương phẩm, đạt tiêu chuẩn, là cơ sở để người dân nhân rộng mô hình kinh tế nuôi trồng thuỷ sản vốn mang lại sản lượng và giá trị.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 24/07/2017
Việt Hoa
Nông thôn

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 06:54 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 06:54 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:54 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 06:54 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:54 17/04/2024