Tại sao doanh nghiệp ít đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp?

Chính sách khuyến khích đầu tư, tích tụ ruộng đất còn vướng; thuế, nguồn vốn, ứng dụng khoa học - công nghệ còn hạn chế;... là những “nút thắt” khiến các doanh nghiệp (DN) không mấy mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tại sao doanh nghiệp ít đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp?
Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn nhiều “nút thắt”

Còn quá ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Mặc dù nông nghiệp là ngành có lợi thế trong hội nhập, với nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu mang lại kim ngạch xuất khẩu cao: Gạo, thanh long, một số loại nông sản, thủy sản,... thế nhưng, số DN tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn rất ít.

Nguyên nhân chính khiến DN chưa mặn mà trong đầu tư là vướng mắc về cơ chế, chính sách trong nông nghiệp, nông thôn; trong đó, điểm vướng lớn nhất là vấn đề đất đai, tín dụng hỗ trợ DN khi tham gia vào lĩnh vực này.

Mặc dù tỉnh có chủ trương đầu tư nhưng DN vẫn “vướng” vì phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng ruộng đất. Do vậy, cần có cơ chế ưu đãi DN khi thực hiện các dự án như thuê đất và chính sách cụ thể đối với DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để DN yên tâm sản xuất.

Bên cạnh đó, DN vẫn gặp nhiều rủi ro khác: Tỷ lệ sinh lời của nông nghiệp thấp, hay rủi ro vì thiên tai, lũ lụt, hiệu suất, hiệu quả ít và khả năng tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, liên kết “4 nhà” còn lỏng lẻo; chính vì vậy, nhà đầu tư không muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay, DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng gặp rất nhiều rủi ro. Để thu hút DN thì các cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp phải thông thoáng và DN phải được tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa khi tham gia đầu tư.

Cần tháo gỡ khó khăn

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nông nghiệp phải tái cơ cấu, đổi mới phương thức, hướng đến nền nông nghiệp cạnh tranh quốc tế.

Nông nghiệp vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa là ngành hàng nâng cao thu nhập của đa số nông dân.Để làm được điều này, không thể thiếu vai trò của DN. Việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN phát triển chính là hỗ trợ nông dân. Do vậy, phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các DN đang gặp phải để DN có điều kiện thuận lợi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Điều đáng quan tâm là vấn đề hỗ trợ pháp lý cho DN: Thủ tục hành chính cần đơn giản, nhanh gọn; quy hoạch vùng nguyên liệu về cơ bản phải đầy đủ, tạo sự yên tâm cho DN khi đầu tư; Nghị quyết 08-NQ/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành là định hướng đúng, nhiều DN muốn tìm cơ hội đầu tư tại tỉnh và hướng đến gói tín dụng 100.000 tỉ của Chính phủ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Hỗ trợ không quá 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hiện đại nhằm nâng cao năng suất sản xuất, nghiên cứu cải tiến, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các chi phí liên quan đến lập dự án: Chi phí khảo sát thiết kế, chi phí đo đạc vẽ bản đồ quy hoạch vùng công nghệ cao,... với hỗ trợ 50% chi phí cho dự án; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xưởng, xưởng sơ chế, đóng gói các sản phẩm từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, tối đa không quá 2 tỉ đồng/dự án. Bên cạnh đó, phối hợp các ngành chức năng tiếp thu các ý kiến, khẩn trương rà soát, báo cáo cấp thẩm quyền những vướng mắc mà DN đang gặp phải để kịp thời tháo gỡ,...

Để tháo gỡ khó khăn, quan trọng nhất là Nhà nước phải có chính sách “kích hỗ trợ”, kể cả hỗ trợ về mặt pháp luật, tư vấn pháp luật, thị trường tiêu thụ, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn; phải có quy hoạch, kế hoạch một cách có hệ thống, có lộ trình, dự báo, dự đoán quy hoạch tương đối hiệu quả và thống nhất,... Trước hết, cần có quỹ đất “sạch”, tuy nhiên, điều này rất khó vì theo quy định Luật Đất Đai 2013, DN phải thỏa thuận trực tiếp với dân; cơ chế pháp lý rõ ràng, thủ tục đơn giản, nhanh gọn; có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay

Báo Long An
Đăng ngày 26/04/2017
Tổng Hợp
Doanh nghiệp

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 13:22 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 13:22 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:22 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 13:22 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:22 16/04/2024