Than hoạt tính giúp cá rô phi giảm khả năng hấp thu kim loại nặng

Hiện nay, hoạt đông công nghiệp diễn ra ngày càng nhiều, khiến nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng. Do đó, nếu không xử lý môi trường nước đúng cách, nguồn nước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm, cá nuôi. Gần đây, một nghiên cứu đã cho thấy, bổ sung than hoạt tính sẽ giúp cá rô phi tăng cường khả năng chống chịu trong môi trường nước có kim loại nặng.

Than hoạt tính giúp cá rô phi giảm khả năng  hấp thu kim loại nặng
Than hoạt tính có tác dụng hấp thu kim loại nặng. Nguồn: Internet

Bố trí thí nghiệm

Chuẩn bị than hoạt tính: Hòa tan lượng than hoạt tính đã được tính vào 100ml nước/1kg thức ăn rồi xay nhuyễn với các thành phần thức ăn khác trong 40 phút. Sau đó, đem hỗn hợp nghiền thành viên có đường kính 1mm. Cuối cùng là sẽ sấy ở 550C trong vòng 24h,rồi cho vào bọc nhựa trữ ở - 20C.

Chuẩn bị dung dịch kim loại nặng: Hòa tan một số mmuối: Pb(NO3)2, CdCl2.5H2O, ZnSO4, CuSO4.5H2O để thụ được dung dịch có chứa các ion Pb2+, Cd2+, Zn2+, Cu2+.

Chuẩn bị nghiệm thức: Cá rô phi giống (14.6±0.54g) được bố trí ngẫu nhiên  15 con/bể, lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 30%, cho ăn 2 lần/ngày, trong vòng 8 tuần. Thí nghiệm có bốn nghiệm thức với mức bổ sung than hoạt tính như sau:

Nghiệm thức

Hàm lượng than hoạt tính(g/kg thức ăn)

0

0

1

2

2

5

3

10

4

20


Sau khi kết thúc thí nghiệm, cá tiếp tục được bố trí ngẫu nhiên 15con/bể, 2 lần lặp lại với nguồn nước có nhiễm kim loại nặng trong vòng 7 ngày. Sau đó, tiến hành thu mẫu để đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu sinh hóa và khả năng chống chịu kim loại nặng.

Phương pháp phân tích

Ngừng cho cá ăn 1 ngày để tiến hành thu mẫu máu. Ly tâm mẫu máu 5000 vòng/15 phút, sau đó trữ lạnh -200C. Mẫu máu này sẽ dùng để phân tích các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu

Phương pháp

Tổng Protein

Henry,1964

Tổng Lipid

Joseph et al ,1972

Superoxide dismutase(SOD)

McCord và Fridovich,1969

Catalase (CAT)

Aebi,1984

Glutathionine peroxidase(GPx)

Valentine,1967

Malondialdehyde(MDA)

Ohkawa et al,1979

Kết Quả

Tăng trưởng: Tăng trưởng và lượng thức ăn cá ăn vào được cải thiện đáng kể khi bổ sung than hoạt tính tới mức 10g/kg thức ăn, nhưng hơn nữa thì tăng trưởng sẽ giảm. Nghiệm thức bổ sung than hoạt tính cũng có tổng protein cao hơn nhóm đối chứng.

Chỉ tiêu sinh hóa: Bổ sung than hoạt tính từ 10-20g/kg thức ăn sẽ giúp cải thiện đáng kể hoạt động chống oxy hóa. Sau thời gian thí nghiệm với kim loại nặng,các chỉ tiêu SOD, CAT, GPx, MDA cao nhất  ở nhóm đối chứng . Bên cạnh đó, nồng độ ammonia đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung 20g/kg thức ăn.

Dư lượng kim loại nặng: Nhóm đối chứng có dư lượng kim loại nặng cao hơn các nhóm có bổ sung than hoạt tính. Dư lượng kim loại nặng thấp nhất trong cơ thể cá nằm ở nhóm bổ sung than hoạt tính từ 5-20g/kg thức ăn.

Kết Luận:

Bổ sung than hoạt tính với mức tối ưu là 7g/kg thức ăn sẽ giúp cải thiện tăng trưởng, kích thích các hoạt động chống oxy hóa cũng như giảm dư lượng kim loại nặng trong cơ thể cá.

 

Sciencedirect
Đăng ngày 12/06/2017
CTV AN LÊ Lược dịch
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:37 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:37 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:37 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:37 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:37 19/04/2024