Thay đổi nhận thức: Hàng sạch chỉ để xuất khẩu

Theo nhiều DN, thực phẩm sạch bán ở thị trường trong nước đang phải cạnh tranh với vô số loại thực phẩm bẩn thẩm lậu giá rẻ kém chất lượng từ ngoài vào, do đó có khi xuất ra nước ngoài còn đơn giản hơn. Từ lý do này, người tiêu dùng trong nước luôn phải gánh chịu thiệt thòi từ nghịch lý này.

Thay đổi nhận thức: Hàng sạch chỉ để xuất khẩu
Thay đổi nhận thức: Hàng sạch chỉ để xuất khẩu

Hàng sạch… chỉ để xuất khẩu

Theo chia sẻ của các hộ trồng vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang, để trồng được một vụ vải sạch theo tiêu chuẩn của VietGap và được chứng nhận đủ xuất xứ, người nông dân phải tuân thủ các khâu bắt đầu từ sản xuất đến thu hoạch. Tổng chi phí cho quy trình này theo tính toán bao giờ cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại không cùng tiêu chuẩn. Chính vì vậy, vải đạt tiêu chuẩn VietGap bán ra giá thành bao giờ cũng cao hơn.

“Dù giá thành hơn bình thường nhưng đó là mức giá hợp lý để nông dân còn có lãi và có thể tiếp tục sản xuất ở các mùa vụ tiếp theo. Người tiêu dùng muốn ăn thực phẩm sạch, chắc chắn phải bỏ ra một số tiền lớn hơn thực phẩm không theo tiêu chuẩn, đó là một điều hiển nhiên” – bà Hoàng Thị Loan, chủ một trang trại vải thiều ở Lục Ngạn chia sẻ. Tương tự, chủ một vườn xoài ở Đồng Nai cũng cho biết,  ông đã được DN đặt hàng để đến vụ thu hoạch, xoài sẽ được DN thu mua và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới. Song, tất cả các khâu từ đầu đến cuối, bón phân, tưới tắm… đều phải tuân thủ các kỹ thuật rất chặt chẽ và có sự giám sát của DN. Không phải mình thích trồng, thích chăm gì cũng được…

Thực tế, những hộ nông dân trồng cây theo tiêu chuẩn VietGap hiện nay chưa nhiều và đây cũng là nguyên nhân để thực phẩm bẩn vẫn chiếm ngôi trên thị trường tiêu dùng nước nhà. Số ít DN, nhà sản xuất quan tâm đến thị trường trong nước do đầu vào họ phải bỏ ra cao để sản xuất được thực phẩm sạch, song khi sản phẩm bán ra thị trường thì không thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập lậu rẻ tiền hơn.

Theo bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc makerting, công ty cổ phần ĐTK, chuyên về thực phẩm sạch, trong ngành nông nghiệp, muốn sản xuất sạch, DN phải đầu tư rất lớn. “Chăn nuôi hay trồng trọt theo quy trình sạch theo kiểu “có chứng nhận”, chi phí lớn hơn nhiều,  dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng lên, đẩy giá thành lên cao. Trong khi tâm lý của người tiêu dùng vẫn thích những sản phẩm vừa ngon vừa rẻ. Nhưng rẻ thế thì sản xuất sạch lại không làm được. Đó là lý do mà nhiều DN e dè trong việc sản xuất sạch, và nếu có thì sẽ tìm cách xuất khẩu vì chỉ xuất khẩu họ mới có lãi. Còn với tâm lý bán mua và giá thành hiện nay thì thực phẩm sạch khó có thể cạnh tranh đứng được ở thị trường trong nước” – bà Trang chia sẻ.

Thay đổi tư duy mới hết vấn nạn

Theo đánh giá của giới chuyên gia ngành nông nghiệp, hiện có khá nhiều DN chăn nuôi đã sản xuất ra thịt gà sạch, thịt heo sạch song họ làm thực phẩm sạch với mục đích để xuất khẩu chứ không tiêu thụ ở thị trường nội địa. Và thực tế, không chỉ thịt gà, thịt lợn, các sản phẩm thủy sản như cá tra, tôm, cá ba sa… cũng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm mới được xuất ra các thị trường trên thế giới. Do đó, thị trường nội địa vẫn phải “hứng” các sản phẩm nhiễm bẩn. Điều này cũng có nghĩa, chúng ta chỉ chú trọng xuất khẩu, còn thị trường trong nước thì… mặc kệ. Và như vậy, người tiêu dùng trong nước sẽ luôn luôn phải đối diện với vấn nạn thực phẩm bẩn.

Nhận định về thực tế chất lượng các sản phẩm nông sản hiện nay, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm, TP HCM cho rằng, căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải hiện nay đó là, cái gì tốt thì xuất khẩu, còn không đủ “chuẩn” thì để lại nhà dùng. Nếu chúng ta không thay đổi ngay tư duy kiểu này, thì sẽ không bao giờ có thể loại bỏ được vấn nạn thực phẩm bẩn.

Tất nhiên, theo bà Lan, muốn thay đổi được tư duy “sạch xuất, bẩn để dùng”, bản thân chính mỗi người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi nhận thức. Trong tiêu dùng cần phải chịu bỏ ra một số tiền lớn hơn để có thể mua được một sản phẩm sạch, an toàn. Còn nếu vẫn tư duy ưa đồ rẻ, thì chắc chắn, người tiêu dùng sẽ chỉ có thể mua được những sản phẩm chất lượng kém.

Đại đoàn kết
Đăng ngày 12/06/2017
Minh Phương
Doanh nghiệp

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:04 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:04 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:04 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:04 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:04 25/04/2024