Thế giới cần sản xuất thêm 40 triệu tấn hải sản trong tương lai

Nền nông nghiệp đã đi một chặng đường dài trong thế kỷ qua. Đã sản xuất nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết - nhưng mô hình hiện tại không bền vững, khi dân số thế giới nhanh chóng đạt tới ngưỡng 8 tỷ, các phương pháp sản xuất lương thực hiện đại sẽ cần một sự đột phá để đáp ứng nhu cầu thực phẩm thế giới.

Thế giới cần sản xuất thêm 40 triệu tấn hải sản trong tương lai
Thế giới cần sản xuất thêm 40 triệu tấn hải sản trong tương lai

Hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của con người và nó đã có trong bữa ăn của con người từ rất lâu. Theo các bằng chứng khảo cổ, Loài người (Homo sapiens) nắm vững nghệ thuật câu cá khoảng 40.000 năm trước - và chúng ta đã ăn hải sản từ đó.

Tất nhiên ngày nay số người ăn hải sản nhiều hơn so với 40.000 năm trước. Và lượng hải sản đánh bắt không còn đủ để cung cấp cho nhu cầu hải sản của toàn cầu, do đó trang trại nuôi trồng thủy sản ra đời.

Trên toàn cầu, nuôi trồng thuỷ sản bao gồm: nuôi cá, giáp xác, nhuyễn thể, và thực vật thủy sinh - cung cấp hơn 50% tổng sản lượng thủy sản cung cấp cho con người.

Con số này dự kiến sẽ tăng lên. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, khoảng 75% khai thác thủy sản thế giới đang bị khai thác hoặc cạn kiệt vì đánh bắt cá, điều này có thể sẽ dẫn đến sự cạn kiệt hoàn toàn của các loài cá được đánh bắt vào năm 2048. Điều đó có nghĩa là trong 15 năm, chúng ta sẽ cần phải nuôi trồng thêm 40 triệu tấn hải sản để đáp ứng nhu cầu.

Đó là một thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản hiện tại: chưa bền vững, gây ôi nhiễm môi trường và dịch bệnh. Môt câu hỏi được đặt ra là làm thế nào tăng quy mô sản xuất mà tránh được các mối nguy hiện tại?

Câu trả lời nằm ở khoa học và công nghệ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu và các nhà bảo vệ môi trường trên toàn cầu đang làm việc trên một loạt các giải pháp tiềm năng có thể cung cấp một nguồn hải sản bền vững  sẽ không làm hại môi trường. Đó được gọi tắt là công nghệ biofloc.Với chu trình nuôi hoàn toàn khép kính, không chất thải và tiết kiệm nguồn nước. Biofloc đang được xem là tương lai của nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Theo Digital Trends
Đăng ngày 26/04/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 13:31 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 13:31 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:31 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:31 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:31 20/04/2024