Thử độ sạch của nước bằng... tôm càng xanh

Tôm càng xanh có thể nhận biết các chất ô nhiễm nhạy bén hơn bất kỳ loại máy kiểm tra tối tân nào.

Thử độ sạch của nước bằng... tôm càng xanh
Chân dung các 'giám định viên' đặc biệt - Ảnh: REUTERS

Những "nhân viên giám định" đặc biệt này đã bắt đầu công việc của mình tại nhà máy sản xuất bia Protivin (Cộng hòa Séc).

Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản và bảo vệ bờ biển (Viện nghiên cứu Thủy văn và vi sinh học thủy sản, Đại học South Bohemia) thực hiện thử nghiệm này.

tôm, tôm càng xanh, tôm càng, thủy sản, sinh học tôm
Tôm càng xanh con được đưa vào các mẫu nước khác nhau để thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của Đại học South Bohemia - Ảnh: REUTERS

Theo các nhà khoa học, tôm càng xanh con đặc biệt nhạy bén bởi các tín hiệu khác lạ trong nước. Máy móc hiện đại có thể nhận diện được một số loại ô nhiễm đặc thù, còn loài động vật ưa nước sạch này nhạy cảm với mọi sự thay đổi nhỏ nhặt nhất của môi trường nước, bao gồm những vấn đề mà máy không thể nhận biết được.

Những chú tôm càng xanh con trang bị cảm biến sinh học hồng ngoại để theo dõi nhịp tim và chuyển động. Dữ liệu được phân tích bằng máy vi tính. Những thay đổi nhỏ nhặt nhất trong cơ thể và hành vi của chúng đều được ghi nhận.

"Khi xung điện có sự biến đổi ở 3 con tôm càng xanh trở lên, chúng tôi xác định rằng các thông số nước đã thay đổi. Chúng phản ứng rất nhanh và cho kết quả trong vòng 3 phút" - người đứng cầu công ty sản xuất bia, ông Michal Voldrich, nói với phóng viên Reuters.

Để cho ra bia thành phẩm thật sự chất lượng, họ cần có nguồn nước tinh khiết nhất, và những nhân viên tôm này tỏ ra rất hiệu quả trong công việc.

Theo các nhà khoa học ở Đại học South Bohemia, tôm càng xanh có thể được sử dụng như một cảm biến sinh học cực kỳ nhạy bén, giúp giám định một cách chắc chắn và nhanh nhất độ tinh khiết của nước. Công nghệ cực kỳ đơn giản này sẽ tiếp tục được nghiên cứu mở rộng để sử dụng cho nhà máy nước, các hệ thống lọc và xử lý nước khác.

Đăng ngày 29/09/2017
A. Thư (Theo Reuters)
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:57 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:57 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:57 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:57 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:57 29/03/2024