Thực tế khác xa giữa môi trường chúng ta tạo ra để nuôi tôm và môi trường tự nhiên

Rod McNeil là một nhà tư vấn nuôi tôm chuyên về các hệ thống siêu thâm canh. Rod đã quan sát được các hành vi của nhiều loài tôm trên toàn thế giới, trong tự nhiên, trong ao, ngày và cả đêm bằng đèn. Ông đã quan sát tất cả các loài nuôi phổ biến. Trong tự nhiên, ông tập trung vào tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng và tôm non, còn trong ao nuôi ông quan sát tôm non và trưởng thành.

Hậu ấu trùng tôm sú (P. monodon). Ảnh: Đào Minh.

Quan sát tôm non

Vào cuối những năm 1990, ông bắt đầu những quan sát tôm dưới nước ở Florida, các cửa sông dọc theo Vịnh Mexico và tiến đến quan sát hoạt động của tôm trong tự nhiên ở Mexico, Costa Rica, Panama, Australia và Ecuador. Rod đã quan sát nhiều loài khác nhau bao gồm Penaeus duorarum, P. aztecus, P. stylirostris, P. vannamei, P. semisulcatus, P. latisulcatus, P. esculentes và P. monodon. Hầu hết những quan sát này đều nhằm vào tôm non.

Tại Ecuador, ông quan sát chủ yếu tôm thẻ chân trắng trong tự nhiên xem có sự khác biệt hành vi giữa ngày và đêm hay không.

Và như dự đoán, hành vi của tôm thay đổi đột ngột vào ban đêm, sự thay đổi lớn nhất xảy ra vào lúc hoàng hôn và bình minh. Ban ngày, tôm non di chuyển lòng vòng theo đàn, tập trung lại thành một khối, mật độ khoảng 250 con/m2. Chúng di chuyển hơi giống như cách của đàn cá. Khi bị đe dọa, chúng phân tán ra, làm kẻ săn mồi bối rối. Mật độ tôm trong đàn trở nên cao hơn khi ánh sáng gia tăng. Vào buổi trưa, mật độ của đàn cao nhất. Vào ban đêm, khi những kẻ săn mồi không thể nhìn thấy chúng, tôm non phân tán ra khắp môi trường sống. Suốt cả ngày, đàn tôm sẽ bung ra và phân tán nếu như ở đó có giá thể như cỏ biển hay rễ cây ngập mặn.

Ông nhận thấy rằng các loài tôm có hành vi tương tự nhau khi còn nhỏ (dưới vài gam). Chúng ăn thực vật, sống trên tầng mặt, bề mặt của rễ cây ngập mặn, lá cỏ biển, bắt những sinh vật bám trên đó (periphyton) và ăn bọn giáp xác chân chèo ăn periphyton. Chúng ta sẽ không thấy chúng kiếm ăn trong cột nước, bởi vì rất nguy hiểm khi chúng bị các con vật săn mồi nhìn thấy. Trên lá cỏ biển, thân hình trong mờ của chúng hòa lẫn vào đó. Chúng ta thường không  nhìn thấy tôm non ở dưới đáy, chúng luôn bám vào một thứ gì đó. Đến trước khi trọng lượng khoảng 5g, tất cả các loài tôm nuôi thường bám vào giá thể và ăn các mảnh vụn.

Theo ông cách chúng ta nuôi tôm thì thật là kỳ lạ. Bề mặt mà chúng ta cung cấp duy nhất chỉ là đáy ao, là một phần nhỏ nếu so với trong tự nhiên. Thông thường, tôm non sống ở vùng cửa sông, nơi nước chỉ sâu từ 1,5 - 4,6m, treo mình dưới rễ cây hoặc ở mặt dưới của cỏ biển. Khi nhìn từ trên xuống sẽ không thấy chúng.

Quan sát hoạt động của tôm trưởng thành.

Theo Rod, khó tìm thấy tôm lớn ở ngoài tự nhiên vì chúng thường ở những vùng biển sâu. Tuy nhiên ở Úc, ông đã quan sát được tôm sú, bạc thẻ, tôm esculentus và tôm latislucatus ở những vùng nước nông. Trong ngày, chúng đi thành từng đàn khoảng 200 - 300 con.

Tôm sú bố mẹ. (Ảnh: Đào Minh)

Khi trưởng thành, tôm sú và tôm he Nhật Bản có xu hướng xuống đáy, ở vùng biển xa bờ, ăn giun nhiều tơ và các sinh vật sống trên nền đáy. Trái lại, tôm thẻ chân trắng và tôm stylirostris vẫn tiếp tục tìm kiếm thức ăn và các chất lơ lững trong cột nước theo chiều thẳng đứng trong suốt vòng đời. Nếu chúng ta có ý định nuôi tôm thâm canh trong hệ thống floc vi khuẩn, có lẽ tôm sú không phải là lựa chọn tốt nhất. Tôm sú tụ tập lại ít hơn và gần như đào bới suốt ngày. Tôm thẻ, tôm esculentes, tôm latisulcatus và tôm semisulcatus có xu hướng thích các mảnh vụn nhiều hơn tôm sú và thường xuyên ở tại những thảm cỏ biển. Ở Úc, diện tích bề mặt của cỏ biển gấp 13 lần so với bề mặt đáy. Mật độ tôm rất cao nhưng không phải ở nền đáy. Đó là một trong những lý do tại sao rừng ngập mặn rất quan trọng, được xem là nơi để ương tôm. Được che khuất, tôm non ăn periphyton và giáp xác chân chèo ở bề mặt dưới của các rễ cây.

Với tôm sú, chúng ta sẽ không thấy những tập tính bầy đàn này vào buổi trưa. Tập tính này thường xảy ra vào lúc sáng sớm hoặc chạng vạng tối. Đến 10g sáng, nhiều con đã vùi mình xuống nền đáy.

Những hiểu biết có được từ việc quan sát tôm ngoài tự nhiên

Vào năm 2006, Rod lặn xuống một vài ao nuôi tôm ở Colombia và phát hiện ra môi trường trong ao nuôi hoàn khác so với ngoài tự nhiên. Thực tế là rất, rất khác. Với một ao nuôi thương phẩm điển hình, không có thứ gì để tôm bám vào, không có rễ cây ngập mặn, không có gì trên nền đáy. Trong khi ngoài tự nhiên suốt vòng đời, tôm được hưởng một số lượng to lớn các giá thể. Sống mà không có những thứ này có thể gây stress.

Tất cả các loài tôm đều thích giá thể. Ở một vài loài tôm, chẳng hạn như tôm bạc thẻ và tôm duorarum không dùng giá thể nhiều như những loài khác nhưng chúng vẫn thích bám vào, ẩn mình trong đó và lởn vởn quanh đó. Với những loài như tôm thẻ chân trắng và tôm stylirostris, chúng có những phản ứng với giá thể cực kỳ mạnh mẽ. Nếu bạn đặt một thứ gì đó vào ao nuôi tôm stylirostris và lấy ra sau 10 phút, bảo đảm rằng sẽ có tôm bám trên đó, chúng thích giá thể nhiều như vậy đấy.

Theo Shrimp News International
Đăng ngày 06/12/2016
Đào Minh
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:22 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:22 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:22 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:22 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:22 25/04/2024