Thủy điện xả lũ đột ngột khiến người nuôi cá lồng mất trắng

Cá chết trắng, người dân bì bõm kéo từng sọt cá chuyển lên xe mang đi tiêu hủy. Thiệt hại của mỗi hộ nuôi cá lồng lên đến hàng tỷ đồng.

Thủy điện xả lũ đột ngột khiến người nuôi cá lồng mất trắng
Thủy điện xả lũ đột ngột khiến người nuôi cá lồng mất trắng. Nguồn: Báo Thanh Niên

Với mỗi người dân nuôi cá lồng tại tỉnh TT- Huế, thời điểm bây giờ là lúc thu hoạch để trả nợ và chuẩn bị lo cái Tết sum vầy cho cả nhà. Thế nhưng, cơn đại hồng thủy vào ngày 5-11 đã cướp hết tất cả nguồn sống và hy vọng của những người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

cá chết do xả lũ, hàng tấn cá chết do xã lũ, cá nuôi chết do xã lũ, cá nuôi, cá nuôi ở Huế

Anh Nguyễn Văn Sinh  (SN 1989) là hộ nuôi cá lồng ở sông Bồ (tổ dân phố 3, TT. Tứ Hạ, tỉnh TT-Huế) cho biết, mẻ cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá rô phi này anh đã nuôi được 8 tháng, có loại cá to anh đã nuôi được một năm nhưng bây giờ đã mất trắng. Thiệt hại ban đầu ước tính 80 tấn cá, giá trị khoảng 2,5 tỷ đồng.

Anh Sinh đau đớn chia sẻ, anh không hề nhận được thông báo về việc xả lũ, dù có thông báo đi chăng nữa mà tốc độ xả lũ quá nhanh và mạnh như thế, không ai trở tay kịp, giờ sổ đỏ gia đình anh đã đi cầm ngân hàng, vay mượn khắp nơi để nuôi cá, mất hết không còn một đồng vốn nào nhưng không biết kêu ai, chỉ có nước bỏ xứ mà đi...

Cũng trên sông Bồ, thuộc địa phận xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế, anh Võ Tuân (SN 1973, nuôi cá lồng tại thôn Phú Lễ và Hạ Cảng) nghẹn ngào: “Không hiểu tại sao thủy điện lại xả lũ nhanh đến vậy!? Chỉ hơn một tiếng đồng hồ mà nước sông đã lên ngập tới mặt đường. Trước đó, chúng tôi đã chuẩn bị rất chu đáo nhưng do thủy điện xả lũ quá nhanh, quá mạnh không thể chuẩn bị kịp, làm 50 tấn cá diêu hồng, trắm cỏ của tôi chết hết. Thiệt hại ban đầu trên 2 tỷ đồng. Giờ tôi trắng tay. Không biết lấy tiền đâu mà trả nợ ngân hàng và nuôi sống gia đình...”.

Anh Hoàng Kim Trình (SN 1977, TT. Tứ Hạ, TX. Hương Trà) vừa đau khổ vừa tức giận: "Trước đây, nghĩ có thủy điện, người dân sẽ hết bị lũ lụt, ai ngờ bây giờ nó làm thiệt hại còn hơn thiên nhiên gây ra lúc xưa... Lụt bình thường sẽ dâng lên từ từ, vì thủy điện xả lũ nhanh nên bà con nuôi cá ở sông Bồ không ai trở tay kịp. Riêng hộ gia đình tôi đã mất hơn 1 tỷ đồng vì 20 tấn cá nuôi lồng đã chết trắng...tiền đâu ra trả nợ ngân hàng...”

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Lợi – Phó chủ tịch xã Quảng Phú cho biết: Hiện tại toàn xã có 285 lồng cá thì gần như mất trắng. Riêng thôn Hạ Lang, số lượng cá chết khoảng 80 tấn. Trước mắt, các hộ dân sẽ vớt hết cá để đi tiêu hủy tránh ảnh hưởng tới môi trường”. Về phương án hỗ trợ, chính quyền địa phương sẽ báo cáo thiệt hại của người dân lên cấp lãnh đạo để có phương án hỗ trợ, giúp đỡ người dân phần nào.

Không riêng gì người dân nuôi cá lồng Hương Trà, Quảng Điền bị thiệt hại mà những hộ nuôi trồng thủy sản ở Phú Vang cũng bị thiệt hại nghiêm trọng.

Đó là hộ ông Hoàng Văn Nhung (thôn Tây, xã Phú Thượng). Ông Nhung bàng hoàng cho hay, do thuỷ điện xả lũ quá nhanh khiến hơn 20 tấn cá lồng của anh đã chết, thiệt hại hơn tỷ đồng. “Bây giờ cũng bỏ nuôi cá lồng luôn, bởi bao nhiêu vốn liếng tích cóp bao năm và vay ngân hàng đều dồn vào nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, cá ba sa…

"Thủy điện xả lũ nhanh quá làm dân không kịp trở tay, cá chết trắng lồng. Mà có trở tay cũng không làm gì được. Nước đổ về lớn, dữ như vậy khiến cá bị va đập, bị ngột cũng chết hết. Lúc đó chúng tôi cũng phải bỏ của chạy lấy người, đảm bảo tính mạng, không dám bám trên lồng cá. Mất sạch rồi. Nợ nần nữa. Giờ không biết kêu ai”- Ông Nhung ngán ngẩm.

Ông Nguyễn Hữu Văn, Phó Bí thư Đảng ủy xã Vinh Thái, huyện phú Vang cũng cho biết, trên địa bàn xã đã có 16 lồng cá bị lũ cuốn trôi và chưa ước tính được thiệt hại…

Câu hỏi đang đặt ra ở đây, các đập thủy điện của tỉnh TT.Huế đã điều tiết nước theo đúng quy chuẩn đã cam kết khi thành lập và xả lũ quá nhanh như vậy đã đúng quy trình hay chưa? Chúng tôi chờ câu trả lời cho các cơ quan chức năng.

 

Báo Công An
Đăng ngày 10/11/2017
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:13 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:13 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:13 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:13 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:13 25/04/2024