Thủy sản chủ động chống rét trước thời tiết diễn biến phức tạp

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình thời tiết những tháng đầu năm 2018 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp theo hướng bất lợi cho nuôi thủy sản.

Thủy sản chủ động chống rét trước thời tiết diễn biến phức tạp
Người dân huyện Nam Trực tăng cường khẩu phần dinh dưỡng góp phần phòng chống rét cho các đối tượng thủy sản nước ngọt.

Hiện toàn tỉnh Nam Định có 15.443ha diện tích nuôi thủy sản; trong đó, diện tích đang nuôi khoảng 30-35%, còn lại đều đã cơ bản thu hoạch xong. 

Trong thời gian rét đậm cần tránh một số hoạt động gây mất an toàn cho thủy sản như tuyệt đối không kéo lưới kiểm tra đối tượng nuôi, không thu hoạch theo cách “đánh tỉa, thả bù” để tránh làm xây xát thủy sản nuôi nhằm hạn chế lây nhiễm các bệnh do nấm, ký sinh trùng…

Đối với thủy sản nuôi chưa đạt kích cỡ thương phẩm, đàn bố mẹ, đàn con giống cần tăng cường các biện pháp chống rét. Đặc biệt đối với những đối tượng nuôi thương phẩm đã đạt kích cỡ, nhất là các đối tượng chịu rét kém như cá lóc, cá rô phi, cá vược… nên tập trung thu hoạch trước các đợt rét.

Cùng với biện pháp phòng, chống rét, các hộ nuôi thủy sản chú ý tăng cường sức đề kháng cho các đối tượng nuôi bằng việc cho ăn bổ sung thêm vitamin C, phòng bệnh định kỳ 1 tháng/lần bằng các loại thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; định kỳ hòa nước vôi rải đều ao nuôi. Hiện các địa phương đang chỉ đạo các hộ nuôi tập trung thu hoạch các đối tượng nuôi đã đủ kích cỡ, trọng lượng nhằm tránh thiệt hại do rét đậm, rét hại kéo dài.

Người nuôi thủy sản cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản tại các địa phương; chủ động xây dựng phương án phòng, chống rét phù hợp; áp dụng các hình thức tăng nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng của thủy sản nuôi và làm giống. Thực hiện che phủ bề mặt ao nuôi bằng nilon sáng màu hoặc thả bèo tây đối với các đối tượng nuôi nước ngọt. Đối với các lồng, bè nuôi thủy sản, dùng nilon phủ kín mặt lồng nuôi, sử dụng thức ăn phù hợp, khi nhiệt độ xuống thấp cần hạn chế cho cá ăn, tranh thủ cho ăn vào những ngày nắng ấm; theo dõi chất lượng môi trường nước, giữ môi trường nuôi sạch để phòng tránh dịch bệnh.

Anh Bùi Thanh Toàn, xóm Lê Lợi nuôi cả tôm thẻ chân trắng và cá nước ngọt với diện tích 7ha. Vừa nuôi đối tượng nước mặn, vừa nuôi nước ngọt nên anh Toàn đầu tư hệ thống giếng khoan sâu 120-130m để có nguồn nước ngọt đảm bảo chất lượng nuôi cá. Anh chia sẻ: “Mùa đông là thời điểm nhạy cảm đối với các đối tượng nuôi thủy sản, đặc biệt là vào những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Vì thế tôi thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như tham khảo hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rét cho tôm, cá. Đồng thời, tôi thường xuyên theo dõi chặt các yếu tố môi trường, tình hình sinh trưởng của các đối tượng nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi có dấu hiệu khác lạ. Đến thời điểm hiện tại, đàn tôm, cá của tôi đang được bảo vệ an toàn”.

Báo Nam Định
Đăng ngày 10/01/2018
Thanh Hoa
Kỹ thuật

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 01:41 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 01:41 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:41 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 01:41 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:41 17/04/2024