Thức ăn thiếu các vitamin nhóm B làm phôi cá ít và yếu

Thiếu các vitamin nhóm B như folate và B12 làm ảnh hưởng đến gen của thế hệ sau. Các nghiên cứu trên cá đã cho thấy, ngay cả khi thiếu một lượng nhỏ vitamin B đã làm giảm khả năng sinh sản và làm thế hệ sau yếu đi.

Thức ăn thiếu các vitamin nhóm B làm phôi cá ít và yếu
Cá Ngựa Vằn được sử dụng trong nghiên cứu cơ chế phát triển phôi

Kaja Helvik Skjærven, một nhà khoa học tại Viện Dinh dưỡng và Hải sản Quốc gia Na Uy (NIFES), cho biết: “cá cũng như con người, chúng cần phải có đủ folate và các vitamin B khác trước khi chúng sinh sản. Sự thiếu hụt đó có thể dẫn đến hậu quả cho thế hệ sau, cả về số lượng trứng và sức khỏe”. Skjærven hiện đang dẫn đầu một nghiên cứu về hàm lượng của vitamin B trong thức ăn thấp như thế nào thì ảnh hưởng đến cá bố mẹ và cá con.

Cá ngựa vằn là loài cá có xương sống điển hình, thường được sử dụng để nghiên cứu cơ chế phát triển của phôi. Vòng đời ngắn và những công cụ chẩn đoán tốt sẵn có làm cho loài cá này trở thành một loài tuyệt vời để tiến hành các nghiên cứu điều tra phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Nguyên liệu thực vật thô dùng làm thức ăn không có đủ các vitamin nhóm B

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thức ăn thủy sản, ngày càng có nhiều nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật được sử dụng. Các nguyên liệu thực vật thường có ít các vitamin nhóm B tự nhiên và do đó phải bổ sung chúng vào trong thức ăn. Để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi cho cá, phải biết chính xác lượng vitamin nhóm B được thêm vào.

Skjærven cho rằng, cá bố mẹ bị thiếu vitamin nhóm B thì thế hệ sau sẽ có sức khỏe kém và thường bị bệnh nhiều hơn. Sai lầm dinh dưỡng của thế hệ bố mẹ ở giai đoạn đầu có thể dẫn đến hiệu ứng domino, làm thay đổi sức khỏe và sự phát triển của ở thế hệ sau.

Thế hệ sau ít hơn 60% và đối mặt với các nguy cơ dịch bệnh

Trong một thử nghiệm, cá bố mẹ được cho ăn thức ăn có chứa rất ít các vitamin B (folate, B12, B6) và acid amin methionin. Đầu tiên, các nhà khoa học thấy cá bố mẹ ngắn hơn, nhẹ cân hơn so với nhóm đối chứng. Thêm vào đó, thành phần các dưỡng chất trong cơ thể chúng cũng có thay đổi. Các nhà khoa học cũng nhận thấy có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các con cá bố mẹ ăn thức ăn có ít các vitamin nhóm B đã sản sinh ra thế hệ sau ít hơn 60% so với nhóm đối chứng -  chúng bị hạn chế về khả năng sinh sản.

Khi các nhà khoa học kiểm tra đàn con, chúng có vẻ tốt, nhưng có những khiếm khuyết ẩn dấu bên trong. Các thiếu hụt vitamin ở thế hệ bố mẹ đã ảnh hưởng đến biểu hiện di truyền ở trong phôi. Các gen liên kết với stress và nhiễm bệnh có biểu hiện cao hơn. Các thay đổi cũng đã thấy ở các gen có liên quan đến sự vận chuyển lipid.

Sự phân chia tế bào và sự điều hòa biểu hiện gen

Skjærven cho biết, folate, vitamin B12, vitamin B6 và acid amin methionine rất quan trọng ở giai đoạn đầu của sự phát triển phôi.

Các vitamin này quan trọng bởi nhiều lý do, bao gồm tốc độ phân chia tế bào biểu thị sự phát triển phôi ở giai đoạn đầu. Các DNA mới phải được tổng hợp để hoàn thành việc phân chia. Các vitamin nhóm B cần thiết để xây dựng các khối DNA, được gọi là các nucleotide, quan trọng trong việc điều hòa biểu hiện gen, tức là bật hoặc tắt các gen ở thế hệ sau.

Do đó, dinh dưỡng ở thế hệ bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thế hệ sau và sự điều hòa biểu hiện gen của chúng.

Skjærven cho biết họ đang nghiên cứu cách thế hệ sau thực hiện khi trưởng thành, và họ cũng đang khởi đầu một dự án lớn hơn với các thử nghiệm tương tự sẽ được tiến hành trên cá hồi. Nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Na Uy và mục đích là để xem xét thử liệu những cơ chế đã được phát hiện ở cá ngựa vằn có giúp cải thiện sức khỏe ở cá hồi hay không.

Đăng ngày 10/04/2017
Theo Tổng Cục Thủy Sản
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 21:14 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 21:14 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 21:14 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 21:14 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 21:14 19/04/2024