Tiền Giang: Chế biến thủy sản cần được cơ cấu lại

Sản phẩm thủy sản chế biến được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực, đóng góp lớn vào kinh tế của tỉnh nhưng vẫn chưa mang tính ổn định và bền vững.

Chế biến thủy sản cần được cơ cấu lại
Chế biến tôm xuất khẩu tại. Ảnh minh họa: lamdongtv

Là tỉnh ven biển nên ngành Thủy sản có lợi thế để phát triển, trong đó chế biến thủy sản XK cũng tạo nên nhiều dấu ấn trong những năm gần đây.

Theo thống kê đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản XK đang hoạt động, có tổng công suất chế biến đạt khoảng 180.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư trên 700 tỷ đồng. Hầu hết các DN chế biến XK đều được cấp Code XK sang thị trường châu Âu, chủ yếu là sản phẩm đông lạnh (cá tra fillet, tôm đông lạnh và nghêu đông).

Ngoài ra, tham gia vào hoạt động chế biến thủy sản còn có các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất thủ công, tổ chức sản xuất theo hình thức hộ gia đình, với những mặt hàng chủ yếu như: Nước mắm, mắm tôm chà, cá muối, cá khô, cá hấp, tôm khô… tập trung ở những vùng ven biển như huyện Gò Công Đông và TX. Gò Công.

Trên bình diện tổng thể, sản phẩm thủy sản đông lạnh XK của Tiền Giang được đánh giá có lợi thế cạnh tranh so với các nước ASEAN.

Đa số các DN chế biến thủy sản đều đã được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng HACCP, đạt được Code EU; sản phẩm đã xâm nhập vào thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật, EU.

Thống kê gần đây cho thấy, thị trường châu Âu chiếm trên 50% giá trị kim ngạch, châu Mỹ chiếm khoảng 20%, châu Á chiếm khoảng 18%, còn lại là các thị trường khác.

Thế nhưng, thách thức chính hiện nay là làm thế nào để duy trì tính ổn định và giảm chi phí giá thành sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng chế biến, đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ tinh chế sản phẩm.

Khuyến khích sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng:

Xuất phát từ thực tế và những vấn đề nội tại của ngành Thủy sản nói chung, chế biến XK nói riêng, Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được tỉnh xác định: Giai đoạn 2015 - 2020 không khuyến khích đầu tư mới cơ sở sản xuất sản phẩm sơ chế, chỉ khuyến khích nâng cấp cơ sở sơ chế hoặc đầu tư mới cơ sở sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng; vùng khuyến khích đầu tư mới là khu vực Cụm công nghiệp Song Thuận (huyện Châu Thành).

Trong giai đoạn 2021 - 2030 chỉ khuyến khích đầu tư mở rộng cơ sở sơ chế khi đã sử dụng hết công suất thiết kế; khuyến khích nâng cấp cơ sở sơ chế hoặc đầu tư mới cơ sở sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng; vùng khuyến khích đầu tư mới là khu vực cụm công nghiệp đã được quy hoạch ven sông Tiền.

Còn theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, thời gian qua sản lượng cá tra chế biến chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sản phẩm thủy sản, chủ yếu là XK, các DN chưa quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ nội địa. Những sản phẩm cá tra không đủ tiêu chuẩn XK như: Thịt vàng, thịt hồng, sản phẩm tận dụng sau fillet (để chế biến sản phẩm giá trị gia tăng)… được tiêu thụ nội địa, với tỷ trọng chỉ khoảng 2,5% tổng sản lượng chế biến.

Nhìn một cách công bằng, chế biến thủy sản XK của các DN trên địa bàn Tiền Giang có dấu hiệu chững lại trong những năm gần đây do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo thống kê của Sở Công thương, giai đoạn 2011 - 2015 chế biến thủy sản tăng bình quân 12%/năm, thấp hơn giai đoạn trước (tăng 42%) do giá XK và nhu cầu tiêu thụ giảm, lượng tồn kho nhiều, một số DN phải giảm thời gian sản xuất hoặc cho công nhân tạm ngừng sản xuất trong một thời gian.

Chế biến thủy sản trong thời gian tới dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi giá XK và sản lượng nuôi trồng có xu hướng giảm cùng những vấn đề khác như rào cản thị trường, thuế chống bán phá giá cá tra, dịch bệnh. Đó là những vấn đề nội tại đang được đặt ra đối với ngành chế biến thủy sản nói riêng, ngành Nông nghiệp nói chung và cần có nhiều giải pháp để thay đổi và thích ứng.

Quy hoạch lại vùng nuôi cá tra:

Để đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến XK phù hợp với định hướng phát triển, ngành Nông nghiệp đã quy hoạch lại vùng nuôi cá tra thương phẩm. Theo quy hoạch, tổng diện tích ao nuôi cá tra thương phẩm của tỉnh đến năm 2020 là 180 ha (sản lượng thu hoạch 67.000 tấn) và đến năm 2030 là 280 ha (sản lượng thu hoạch 104.300 tấn), tập trung nhiều nhất ở huyện Cái Bè, với diện tích khoảng 20 ha đến năm 2020 và 80 ha đến năm 2030, tập trung ven sông Tiền thuộc xã Hòa Hưng, xã Hòa Khánh và thị trấn Cái Bè; huyện Cai Lậy với diện tích hơn 115 ha vào năm 2020 và hơn 195 ha vào năm 2030, tập trung ở cù lao Tân Phong, Ngũ Hiệp và xã Tam Bình. Riêng huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành vẫn giữ nguyên diện tích đang nuôi, không quy hoạch thêm ao nuôi mới.

Nếu so với các tỉnh, thành khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều DN chế biến thủy sản XK trên địa bàn tỉnh có quy mô tương đối lớn, với lượng kim ngạch XK hằng năm khá lớn như: Công ty cổ phần Hùng Vương, Công ty cổ phần Gò Đàng, Công ty TNHH Đại Thành...

Kết thúc năm 2017, thủy sản được xem là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của cả nhóm hàng nông, thủy sản XK, với kim ngạch đạt được khoảng 410 triệu USD, tăng đến 43%, với mặt hàng chủ yếu là cá tra chiếm khoảng 90% trị giá trong kim ngạch XK thủy sản, còn lại là nghêu, sò, mực, thủy sản đóng hộp.

Đánh giá về tình hình chế biến XK thủy sản thời gian qua, bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Sông Tiền cho biết, với lợi thế là chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào (diện tích vùng nuôi khoảng 45 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 18.000 tấn mỗi năm) và thị trường tiêu thụ truyền thống nên hoạt động chế biến XK của công ty thời gian qua tương đối ổn định.

Đặc biệt là trong năm 2017 vừa qua, dù chịu không ít tác động của thời tiết nhưng công ty vẫn XK được khoảng 5.000 tấn sản phẩm, với kim ngạch XK khoảng 10 triệu USD. “Một trong những lợi thế của công ty là cả 2 nhà máy chế biến đều được trang bị công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại, được cấp Code XK sang châu Âu, được chứng nhận các tiêu chuẩn HACCP, BRC, IFS… nên sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và tiêu thụ ổn định”- bà Ánh cho biết.

Cùng chung nhận định này, ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO), một trong những DN có quy mô khá lớn cho biết, lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, XK thủy sản nói chung gần đây đã đạt được những thành công rất lớn. Sự tăng trưởng của ngành Thủy sản nhờ vào nhiều yếu tố, nhất là nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới đang ở mức rất cao, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

“Năm 2018 được dự báo cũng có nhiều yếu tố thuận lợi, nên các chỉ tiêu của ngành Thủy sản sẽ tiếp tục tăng tốc. Để đạt được mục tiêu này, GODACO tiếp tục nâng cấp 2 nhà máy chế biến, nâng công suất từ 180 tấn nguyên liệu/ngày lên khoảng 220 tấn nguyên liệu/ngày. Tất nhiên, trong sản xuất - kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, nhất là trong ngành Thủy sản rất dễ bị tác động của rất nhiều yếu tố như thời tiết, rào cản thương mại, cơ chế chính sách nên mỗi DN cần có chiến lược riêng để thích ứng”- ông Đạo cho biết.

Báo Ấp Bắc
Đăng ngày 06/02/2018
A.P
Doanh nghiệp

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 05:23 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 05:23 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 05:23 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 05:23 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 05:23 19/04/2024