Tìm đầu ra cho tôm càng xanh

Đã qua diện tích và sản lượng tôm càng xanh trên các cánh đồng lúa - tôm ở huyện Thới Bình không ngừng tăng theo thời gian. Năm sau diện tích nuôi mở rộng hơn, năng suất, sản lượng tôm thu hoạch luôn cao hơn năm trước, lại bán được giá, mà còn có lúa chất lượng ngon, bán được giá.

Tìm đầu ra cho tôm càng xanh
Nông dân Thới Bình thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: HOÀNG DIỆU

Cả tôm càng xanh - tôm càng xanh toàn đực và lúa trên đất nuôi tôm đều góp phần cho nông dân tăng thêm thu nhập đáng kể, làm cho bà con rất phấn khởi, ai cũng hăm hở muốn mở rộng diện tích nuôi và mô hình này đã lan toả sang cả các vùng lúa - tôm lân cận. Quả là điều rất đáng mừng, nhưng cũng lại là điều rất đáng lo ngại cho tính hiệu quả kinh tế của đối tượng nuôi tốt này, nhất là khi diện tích thả nuôi năm 2017 chỉ riêng huyện Thới Bình đã lên đến hơn 10.000 ha, hầu như hộ nào cũng đánh giá khá đạt “đầu con” thì sản lượng chung của tỉnh sẽ rất đáng kể. Vậy thì vấn đề thu mua, chế biến, hay lưu giữ, tiêu thụ sẽ phải như thế nào để nông dân an tâm và không phải “tự bơi giữa chợ” như thời gian qua?

Bởi lẽ từ cuối năm 2016 đến tận giữa mùa khô năm 2017, sản lượng tôm càng xanh thu được vượt lên con số kỳ vọng, đến hàng ngàn tấn. Ngoài số lượng không hề nhỏ xuất đi các tỉnh, thành lớn, vào các nhà hàng, tiệc cưới, nông dân Cà Mau còn phải thu tỉa bán lẻ rải đầy các chợ trong tỉnh suốt hàng tháng trời, từ gần cuối mùa mưa đến hết cả mùa khô mà vẫn không hết tôm càng xanh. Nông dân lẫn người tiêu dùng đều phấn khởi nhưng đồng thời cũng đặt ra cho nhà quản lý và cả nông dân nhiều vấn đề bức xúc trước mắt cũng như về lâu dài. Như vấn đề tổ chức sản xuất, nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân, đặc biệt là vấn đề thu mua, chế biến, tiêu thụ… để nông dân tiếp tục phấn khởi duy trì và để mô hình phát triển bền vững, hiệu quả cao.

Trở ngại lớn nhất trong chế biến, bảo quản sản phẩm tôm càng xanh là phần đầu quá to, lượng gạch lại nhiều, dễ hư, tỷ lệ thịt sử dụng tốt cho thành phẩm/cá thể thấp nên chế biến như các mặt hàng tôm khác khó đạt hiệu quả kinh tế. Nhưng có ai mà không thích tôm càng xanh nướng than hồng, tôm càng xanh kho tàu, các món hấp, nấu, xào với tôm càng xanh ở các nhà hàng, tiệc cưới đều rất ngon tuyệt, còn món tôm càng xanh luộc nhậu ngay ở nhà cũng đâu xoàng! Gia đình tôi vẫn ăn ngon, an toàn với món tôm càng kho tàu xong đông đá sau cả tháng, thiết nghĩ, ai cũng có thể tích trữ được! Món tôm càng nướng than hồng nếu sấy khô và hút chân không, bao bì chất lượng tốt, tôi nghĩ có thể bảo quản lâu được để có thể vào các siêu thị và thành món dùng được ngay khi tái chế. Sao các doanh nghiệp không đầu tư để giúp nông dân tiêu thụ tôm càng xanh khi vào mùa thu hoạch rộ, sẽ vừa có lợi cho mình, vừa rất hữu ích cho nông dân và kinh tế tỉnh nhà? Và vì sao tỉnh Cà Mau ta qua nhiều năm với diện tích nuôi, sản lượng lớn như thế lại chưa có những nghiên cứu thử nghiệm chế biến bằng nhiều cách khác để con tôm càng có thể thành những món ngon hơn, bảo quản được lâu hơn mà vẫn giữ được chất lượng thịt ngọt, thơm ngon vốn có?

Chúng tôi cho rằng đã đến lúc các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương có nuôi tôm càng xanh phải ngồi lại để cùng hoạch định đường hướng phát triển lâu dài, hiệu quả cho con tôm càng xanh cả về quy hoạch vùng nuôi an toàn mọi mặt, có tính đến mùa vụ nuôi an toàn dịch bệnh, thời điểm thị trường có nhu cầu lớn để bán được giá cao. Rồi còn vấn đề thu mua, bảo quản, chế biến, tồn trữ… cho đến việc tổ chức liên kết, hình thành các đề tài, dự án nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao các cách chế biến ngon, giữ được lâu, an toàn, hợp thị hiếu người tiêu dùng cho từng thị trường theo hướng thành chuỗi liên kết khép kín từ cung ứng nguyên liệu thô - cho đến thành phẩm ăn liền đến người tiêu thụ và dùng được ngay, để trên nền tảng đó, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu riêng cho mình với các mặt hàng sản phẩm tôm càng xanh đạt chuẩn chất lượng cao của Cà Mau.

Tỉnh nên sớm có chính sách thu hút, khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ thu mua, nghiên cứu chế biến, tiêu thụ tôm càng xanh, tránh cho nông dân không rơi vào cảnh được mùa rớt giá trong mùa thu hoạch rộ.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 30/10/2017
Mục Đồng
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:57 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:57 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 07:57 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 07:57 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 07:57 18/04/2024