Tìm thấy hệ thống miễn dịch kiểm soát sự tái tạo mô mắt ở cá

Khám phá này đã tìm ra chiến lược để điều chỉnh phản ứng của tế bào hệ miễn dịch đối với tổn thương và mất tế bào ở mắt, đây được xem là chìa khóa thúc đẩy nghiên cứu sự tái tạo tế bào mô mắt của người.

Tìm thấy hệ thống miễn dịch kiểm soát sự tái tạo mô mắt ở cá
Tìm thấy hệ thống miễn dịch kiểm soát sự tái tạo mô mắt ở cá

Theo nghiên cứu mới này cho thấy khả năng tái tạo tự nhiên mô võng mạc của mắt cá có thể được đẩy mạnh bằng cách kiểm soát hệ thống miễn dịch của cá. Những phát hiện mới này có thể một ngày nào đó sẽ phát triển cho các nỗ lực chống lại bệnh thoái hoá mắt ở người.

Jeffrey Mumm, phó giáo sư nhãn khoa thuộc Trường Đại học Y khoa Johns Hopkins nói: "Ở cấp độ tế bào, cá ngựa vằn và mắt người rất giống nhau. Trên thực tế, cả mắt người và cá ngựa vằn có chứa Müller glia, một loại tế bào gốc có thể cảm ứng được cho khả năng tái tạo đặc biệt tế bào võng mạt mắt. Các nhà nghiên cứu cho biết họ tìm ra bằng chứng cho thấy microglia, một loại tế bào được tìm thấy trong hầu hết các hệ thống miễn dịch tự nhiên trên động vật có xương sống, ảnh hưởng đến đáp ứng tái tạo của Müller glia và có thể khai thác để đẩy mạnh sự phát triển của mô mới trong võng mạc."

Nghiên cứu cho thấy, các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình bệnh thoái hóa võng mạc cá ngựa vằn bằng cách kết hợp một gen cho một enzyme chuyên biệt vào các tế bào hình que của võng mạc cá. Enzyme có khả năng chuyển đổi hóa học chất metronidazole thành một chất độc, cho phép các nhà nghiên cứu giết chết một cách có chọn lọc những tế bào thể hiện nó.
Sau khi có sự mất quang tử trong lưới võng mạc cá, các nhà nghiên cứu đã theo dõi phản ứng của hệ thống miễn dịch bằng cách theo dõi hoạt động của ba loại tế bào miễn dịch có đánh dấu huỳnh quang trong và quanh mắt: neutrophils, microglia và macrophages ngoại vi. Họ đã theo dõi hoạt động của các tế bào miễn dịch bằng cách sử dụng hình ảnh kính hiển vi 3-D, qua đó họ phát hiện ra rằng bạch cầu trung tính, loại tế bào miễn dịch thường là phản ứng đầu tiên đối với tổn thương mô. Microglia là những tế bào duy nhất mà các nhà nghiên cứu thấy rằng có thể đáp ứng được với tổn thương và tiếp cận các tế bào bị thương.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm trên cá ngựa vằn với enzyme chuyên biệt kết hợp cả tế bào que và tế bào vi mô bằng cách loại bỏ cả hai loại tế bào trên để xem vi khuẩn có vai trò gì trong quá trình tái tạo. Họ phát hiện ra rằng khi vi khuẩn cũng bị mất đi, Müller glia cho thấy hầu như không có hoạt động tái tạo sau ba ngày hồi phục, so với khoảng 75% tái sinh trong nhóm đối chứng (cá bình thường).

Sau khi sử dụng enzym để gây chết tế bào que trong cá, các nhà nghiên cứu đã bổ sung thuốc chống viêm vào để giảm phản ứng của vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gia tăng retinal 30% vào ngày thứ 4 của sự phục hồi so với nhóm chứng.

Sau đó họ sử dụng một loại thuốc chống viêm là Dexamethasone để xem liệu chúng có thể tăng tốc độ tái tạo trong mô võng mạc cá ngựa vằn hay không. Mumm giải thích, Microglia có hai dạng - M1, có liên quan đến chứng viêm; và M2, có liên quan đến việc sửa chữa. Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể kích hoạt microglia để chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 nhanh hơn bằng cách sử dụng thuốc và tin rằng họ có thể cải thiện khả năng tái tạo mô võng mạc của cá ngựa vằn.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng bằng cách khai thác khả năng cải thiện sự tái sinh tự nhiên ở cá ngựa vằn, họ có thể hiểu rõ hơn cách gây ra sự tái tạo trong mắt người, có nhiều cơ chế tương tự để kiểm soát khả năng tái tạo.

Mumm nói: "Con người chúng ta có một sự tiến hóa về khả năng tái tạo các mô nhất định. "Nhưng con người vẫn có thẻ sử dụng di truyền để tái tạo mô võng mạc, nếu chúng ta có thể kích hoạt và kiểm soát nó."

Mumm cảnh báo rằng nhóm của ông chỉ có thể dùng huỳnh quang đánh dấu ba loại tế bào miễn dịch. David White, tiến sĩ nghiên cứu thuộc Trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins nói: "Có thể có những tế bào miễn dịch bẩm sinh khác tham gia vào quá trình này mà chúng ta không thể quan sát được. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ cải thiện các kỹ thuật hình ảnh của họ để xây dựng một sự hiểu biết toàn diện hơn về cách các tế bào miễn dịch ảnh hưởng đến quá trình tái tạo.

Tài liệu do Johns Hopkins Medicine cung cấp. 
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28416692

 

Đăng ngày 08/09/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 08:19 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 08:19 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 08:19 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 08:19 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 08:19 25/04/2024