Tôm Việt hướng tới 10 tỷ USD: Con tôm Việt đang ở đâu?

LTS: Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc tái cơ cấu ngành thủy sản, trong đó quyết đưa kim ngạch xuất khẩu ngành tôm đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2025. Sau chỉ đạo đó, Bộ NNPTNT đã xây dựng “Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025”, xác định tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm. Con đường nào đưa tôm Việt đến với ngưỡng 10 tỷ USD?

Việt Úc
Thu hoạch tôm thẻ trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính tại Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Cường

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, đến năm 2016, sản phẩm tôm của Việt Nam đã chính thức có mặt ở 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3,15 tỷ USD, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Tuy nhiên, theo phân tích ngành tôm cũng đang tồn tại hàng loạt vấn đề lớn như: Chưa chủ động được con giống tôm bố mẹ, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và vật tư do các doanh nghiệp nước ngoài nắm 100%...

100% thức ăn cho tôm do doanh nghiệp nước ngoài nắm

Theo Bộ NNPTNT, mỗi năm nước ta đang phải nhập khẩu từ 180.000-260.000 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ (khoảng 90% phải nhập ngoại). Tôm sú bố mẹ chủ yếu vẫn phải thu gom từ tự nhiên, chỉ có tôm giống sạch bệnh phục vụ nuôi công nghiệp, chưa có giống sạch bệnh cho nuôi quảng canh, sinh thái. Mặt khác, cơ sở hạ tầng hệ thống thủy lợi đầu tư cho nuôi tôm cũng chưa được đầu tư thích đáng.

Đặc biệt, chuỗi quan trọng nhất trong giá trị ngành tôm là: Thức ăn, thuốc thú y thủy sản và vật tư thiết yếu phục vụ nhu cầu nuôi tôm chưa hoàn toàn chủ động sản xuất được. Thức ăn cho tôm hiện chiếm tới 60-70% giá thành sản xuất, nhưng có nghịch lý là hầu như 100% lượng thức ăn nuôi tôm do các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài kiểm soát, dẫn đến khả năng bị động và khó điều tiết về giá. Theo ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Minh Phú, chúng ta mua thức ăn cho tôm với giá cao hơn vì buôn bán qua rất nhiều trung gian, đại lý cấp 1, 2, 3, 4… mỗi cấp thêm vài ngàn đồng, nên đẩy giá tăng lên. “Chỉ có những đại lý cấp dưới sát với người nuôi tôm nhất mới có thể thu được tiền thức ăn. Họ cộng thêm 5.000 – 6.000 đồng/kg, thậm chí 10.000 đồng/kg tôm để bù vào tình trạng không thu được tiền thức ăn”- ông Quang nói.

Một tồn tại nữa là tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn còn xảy ra ở các cơ sở nuôi và chế biến nhỏ lẻ làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của con tôm Việt. Đây cũng là vấn đề khiến các nhà sản xuất tôm Việt Nam rất bức xúc. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nhiệm- Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) lên tiếng: “Vấn đề bơm tạp chất phần lớn không phải nông dân mà đại lý mua về bán kiếm lời vì lợi nhuận cao. Nhà nước cần xử lý mạnh tay vì con tôm này nếu bán ra nước ngoài sẽ làm hình ảnh con tôm Việt Nam trở nên rất xấu xí, khó mở rộng thị trường. Từ đó mục tiêu đạt được 10 tỷ USD là khó thực hiện, theo tôi cần xử lý luôn người mua tôm về bơm tạp chất”.

Hai giai đoạn cho mục tiêu 10 tỷ USD

Theo nội dung kế hoạch hành động phát triển ngành tôm của Bộ NNPTNT, mục tiêu đưa con tôm Việt đạt giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD sẽ được chia ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 2017-2020: Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm thông qua áp dụng các tiến bộ về KHCN, tạo giá trị khác biệt của sản phẩm tôm Việt Nam. Giá trị xuất khẩu giai đoạn này sẽ dừng ở mức 4,5 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 9,5%/năm. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 710.000 tấn với sản lượng đạt 850.000 tấn.

Giai đoạn 2021-2025: Hình thành ngành công nghiệp sản xuất tôm công nghệ cao và nuôi sinh thái quy mô lớn. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt trên 12%/năm. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000ha với sản lượng đạt 1,1 triệu tấn; trong đó sẽ có 3.000 tấn tôm hùm xuất khẩu.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ NNPTNT đã đề xuất các giải pháp: Tổ chức, rà soát và quy hoạch lại các vùng nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao, đặc biệt ở khu vực ĐBSCL và các tỉnh ven biển miền Trung; sản xuất đủ giống tôm sạch bệnh với 600.000-800.000 con bố mẹ và 150-200 tỷ con tôm giống.

Đối với “gói” giải pháp về cơ chế, chính sách, Bộ NNPTNT đề xuất: Khuyến khích áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới vào các khâu của chuỗi sản xuất tôm; giao, cho thuê sử dụng diện tích mặt nước; tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo vùng sản xuất lớn, tập trung, trong đó doanh nghiệp là trung tâm. Đồng thời miễn, giảm thuế đất, thuế môn bài, phí môi trường, thủy lợi cho đầu tư nuôi tôm; có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đầu tư phát triển ngành tôm. Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng kiến nghị sẽ thành lập Hiệp hội Tôm Việt Nam.


Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Thị trường tới 7 tỷ dân

Trên thế giới, không có vật nuôi nào lại có thị trường rộng lớn như con tôm với 7 tỷ người sử dụng, các nước, các dân tộc đều ăn tôm được mà không cần phải ăn kiêng hay hạn chế sử dụng. Trong nước, chúng ta còn rất nhiều dư địa để phát triển cho ngành tôm, vì thế mục tiêu của chúng ta là phải biến Việt Nam trở thành công xưởng tôm của thế giới, thành trung tâm công nghiệp tôm lớn nhất khu vực.


Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Minh Phú: Tôi nhận 2 tỷ USD

Vấn đề cần giải quyết của tôm Việt Nam là làm sao phải có nguyên liệu dồi dào đủ đáp ứng công suất nhà máy đạt 70% trở lên và làm sao giá thành con tôm Việt phải cạnh tranh được Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan... Hiện tại giá thành của ta cao hơn các nước trên. Chúng tôi làm việc với nhà nhập khẩu tôm của Việt Nam, họ nói rằng: Giá tôm của Việt Nam chỉ còn cao hơn Ấn Độ, Malaysia 5.000 đồng/kg, các nước sẽ dồn hết sang mua tôm Việt Nam, thì 10 tỷ USD xuất khẩu là trong tầm tay. Tôi nói thật, các nhà máy của Minh Phú mà hoạt động hết công suất 100% thì mỗi năm cũng mang về 1,5 tỷ USD rồi. Trong số 10 tỷ USD, Minh Phú sẽ nhận góp 2 tỷ USD.


Ông Nguyễn Văn Nhiệm- Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng): 3 khó khăn của người nuôi

Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thông tin về thị trường, thông tin về KHKT. Thứ hai, hạ tầng nuôi tôm trong đó có môi trường ngày một kém. Lý do là một phần biến đổi khí hậu, một phần do sự thành công của các ngành nghề khác có lượng thuốc bảo vệ thực vật mà không phân hủy hết gây ảnh hưởng tới nguồn nước, tồn lưu và nằm dọc bờ biển. Thứ 3 là thiếu vốn đầu tư sản xuất.

Xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm công nghiệp tôm công nghệ cao

  Một trong những mục tiêu của Bộ NNPTNT đề xuất là sẽ xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm công nghiệp tôm công nghệ cao của cả nước. Quy hoạch các vùng nuôi tôm sinh thái, quảng canh, quy mô lớn tập trung tại các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh. Phát triển tôm càng xanh tại: Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau…

Dân Việt, 19/04/2017
Đăng ngày 20/04/2017
Ngọc Lê- Ngọc Thọ (ghi)
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 07:24 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 07:24 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 07:24 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 07:24 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 07:24 25/04/2024