Tôm cá phơi mình vì... điện

Tình trạng tận diệt các loài thủy sản diễn ra khá phổ biến ở miền Tây nhưng cơ quan chức năng hầu như không xử lý đến nơi đến chốn

đánh bắt cá
Dùng xung điện đánh bắt cá sẽ tận diệt nguồn thủy sản vốn đang cạn kiệt ở ĐBSCL Ảnh: THỐT NỐT

Những ngày này, đến các vùng nổi tiếng nhiều cá đồng ở Cà Mau như huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời... không khó để bắt gặp nhiều người dùng xung điện bắt thủy sản. Cá lớn, cá bé, tôm cua, ốc... đều bị chích điện phơi mình để thợ “săn” gom vào giỏ.

Chẳng con gì thoát

Dụng cụ xiệc bằng xung điện khá đơn giản. Chỉ cần một bình điện khoác vai, nối dây dẫn đến 2 thanh kim loại gắn vào 2 thanh tre là có thể tàn sát thủy sản ở tất cả cánh đồng, ao đìa, kênh mương.

Đêm xuống cho đến sáng, trên các kênh mương ở các địa phương sầm sập tiếng máy nổ của dân xiệc cá. Ông Nguyễn Văn Hòa (ngụ xã Trí Lực, huyện Thới Bình) bức xúc: “Đêm đêm họ đi xiệc hà rầm dưới sông, làm bà con nơi đây không nghỉ ngơi gì được. Có những lúc, họ còn trà trộn vô ao để xiệc tôm, thậm chí trộm luôn máy bơm nước”.

Ông Đặng Văn Công (ngụ thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết ghe cào từ nơi khác như Vĩnh Long, TP Cần Thơ đổ về tuyến sông Mái Dầm hoặc Cái Côn để xiệc cá. Các cơ quan chức năng kiểm tra thì họ vứt xuống sông, khi cơ quan chức năng đi thì lặn lấy lên tiếp tục đánh bắt. Theo một người dân chuyên đăng đáy cá trên sông Hậu, ngoài bộ xung điện nói trên, dân hành nghề còn sử dụng lưới có mắt nhỏ li ti đặt trên sông, rạch nên thủy sản cỡ nào cũng dính.

Tại nội ô TP Cần Thơ, con rạch nhỏ mang tên Ngỗng được người dân sống ở 2 bên bờ trồng rau muống nên cá, tôm tìm đến trú ngụ khi nước lớn từ sông Hậu chảy vào. Thế nhưng, hầu như đêm nào con rạch này cũng bị sục tung bởi đội quân xiệc cá túc trực thường xuyên. Anh Phan Văn Huy, một người ở trọ cạnh con rạch này, phản ánh: “Tận diệt kiểu này thì chẳng có con gì sống nổi chứ nói gì đến sinh sôi, phát triển”.

Xử nghiêm nhưng... chẳng sợ

Việc tận diệt thủy sản bằng dụng cụ xung điện từ lâu đã bị các cơ quan chức năng nghiêm cấm nhưng vì miếng cơm manh áo, nhiều người bất chấp.

Ông Nguyễn Thanh Cần - Trưởng Công an xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau - cho biết tình trạng xiệc tôm, cá trên địa bàn những năm gần đây khá phổ biến. Lực lượng công an thường xuyên truy bắt nhưng ít người, phương tiện hạn chế nên khó mà ngăn chặn được các đối tượng xiệc cá trang bị xuồng với động cơ mạnh. “Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn xử lý rõ ràng đối với những người dùng xung điện đánh bắt thủy sản nên rất khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ. Nếu bắt được các đối tượng này thì chỉ phạt tối đa 2 triệu đồng nên họ chẳng sợ” - ông Cần nói.

Theo thượng tá Nguyễn Chí Dũng - Phó trưởng Công an huyện U Minh, tỉnh Cà Mau - đơn vị thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo người dân về sự nguy hiểm của việc xiệc cá bằng điện. Định kỳ hằng quý, công an các xã kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, tiêu hủy nhiều bộ xung điện. “Chúng tôi tuyên truyền, cảnh báo và giáo dục thường xuyên nhưng người dân vẫn làm liều, gây ra những cái chết thương tâm vì bị điện giật. Những trường hợp xiệc cá có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra chuyển viện kiểm sát truy tố, đưa ra tòa xét xử” - ông Dũng khẳng định.

Là người chuyên đánh bắt cá bằng xung điện, anh Nguyễn Văn N. (ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) thừa nhận tuy biết chính quyền địa phương ngăn cấm nhưng vẫn làm liều vì không có nghề nghiệp gì khác để có thể nuôi sống gia đình.

Nên học hỏi Campuchia

Cách đây không lâu, 4 người ở TP Châu Đốc, tỉnh An Giang sang Campuchia đánh bắt cá bằng xung điện trái phép đã bị lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nước này bắn, 2 người tử vong.

Ông Nguyễn Văn Tùng (ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - chuyên đấu thầu khai thác cá tự nhiên ở Campuchia - kể nguồn lợi thủy sản ở nước này được bảo vệ khá nghiêm ngặt trên những cánh đồng nằm dọc các nhánh phụ của sông Mê Kông. Đặc biệt, trong khoảng thời gian cá mang trứng (từ tháng 7 đến tháng 10) thì nghiêm cấm đánh bắt. Nếu dùng xung điện xiệc cá sẽ bị phạt tiền rất nặng hoặc phạt tù từ 3-4 năm. Sau mùa cá đẻ, Bộ Thủy sản Campuchia cho đấu thầu khai thác đến tháng 6 năm sau.

“Hiện nay, Bộ Thủy sản Campuchia không cho người Việt Nam sang đấu thầu khai thác cá như trước, mà giao cho các HTX tại địa phương thực hiện. Đối với những trường hợp người Việt Nam sang đánh bắt trộm sẽ bị xử lý rất nặng. Nhiều người bị bắt phải bán cả trâu, bò, nhà cửa để chuộc thân” - ông Tùng nói.

Người lao động, 06/08/2016
Đăng ngày 07/08/2016
Nhóm phóng viên
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 20:15 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 20:15 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 20:15 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 20:15 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 20:15 28/03/2024