Tôm chết hàng loạt Phú Yên không phải do xả thải?

Ngày 5-7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức buổi họp báo công bố tôm nuôi trong lồng bè ven vịnh Xuân Đài thuộc địa bàn phường Xuân Yên và xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu bị chết hàng loạt.

tôm chết hàng loạt, nguyên nhân tôm chết Phú Yên
Mật độ lồng bè nuôi tôm và số lượng tôm quá dày là một trong những nguyên nhân dân đến sự cố tôm chết hàng loạt.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên – ông Trần Hữu Thế cho biết, từ ngày 24 đến 26-5 và ngày 1 đến 6-6, vùng nuôi tôm ven vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu đã có hơn 1,6 triệu con tôm của 693 hộ gia đình ở phường Xuân Yên và xã Xuân Phương bị chết.

Sự cố nêu trên không chỉ gây hoang mang đối với người nuôi tôm, mà nhiều ngày liền hàng trăm người dân tụ tập trước Công ty TNHH thủy sản Nguyễn Hưng chỉ vì nghi ngờ doanh nghiệp này xả thải ra môi trường khi chưa có căn cứ khoa học.

Kết quả phân tích mẫu nước và trầm tích thu thập tại hiện trường từ ngày 11 đến 26-5 do Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên thực hiện cho thấy, trước khi xảy ra sự cố tôm chết hàng loạt, chất lượng môi trường nước đã bị ô nhiễm.

Kết quả quan trắc của Sở TN-MT Phú Yên và Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy, hàm lượng hữu cơ cao hơn mức cho phép, Viện Hải dương học Nha Trang kết luận “Mật độ nuôi cao, lồng đặt sát đáy; kết cấu và kiểu nuôi lồng bè: Lồng đóng kín, kích thước lồng nhỏ; nắng nóng kéo dài khiến cho nhiệt độ nước tăng cao, dẫn đến quá trình phân rã và khoáng hóa mạnh các chất hữu cơ tích tụ lâu ngày trong nền đáy của vùng nuôi. Ngoài ra sự tích tụ chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa trong quá trình cho tôm ăn trong nền đáy dẫn đến hiện tượng phú dưỡng…Đó là những căn nguyên gây nên hiện tượng thiếu oxy tầng đáy, dẫn đến việc tôm hùm chết hàng loạt”. Ngoài ra, vi khuẩn Vibrio trong mẫu môi trường ở nơi xảy ra sự cố tôm chết hàng loạt tăng cao.

Kết quả xác minh của Công an tỉnh Phú Yên cho thấy, trong thời gian Công ty TNHH Nguyễn Hưng nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5-2017, toàn bộ nước thải đã được vận chuyển đến cơ sở xử lý nước thải của Công ty TNHH bột cá Phú Bình ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu.

Ngoài ra, sau nhiều cuộc khảo sát thực tế hiện trường kết hợp trích xuất hình ảnh từ camera, không có căn cứ để quy kết cơ sở chế biến thủy sản của Công ty TNHH Nguyễn Hưng lén lút xả thải ra vịnh Xuân Đài khi chưa xử lý theo quy định. Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Phú Yên cũng đã thu thập, kiểm nghiệm và kết luận mẫu nước thải thô chưa qua xử lý và mẫu nước ở hiện trường tôm chết không có sự tương quan với nhau.

Từ những kết quả phân tích, kiểm nghiệm độc lập của các cơ quan chuyên trách nêu trên đã có đủ căn cứ kết luận sự cố tôm chết hàng loạt ven vịnh Xuân Đài thuộc địa bàn xã Xuân Phương và phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu không liên quan đến nguồn nước xả thải từ cơ sở chế biển thủy sản của Công ty TNHH Nguyễn Hưng, mà nguyên nhân môi trường vùng nuôi tôm bị ô nhiễm, tích tụ lượng lớn các chất hữu cơ; thời điểm xảy ra sự cố nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước tăng cao, chuyển mưa bất chợt khiến cho chất hữu cơ phân hủy, các loài vi tảo phát triển mạnh...trong khi đó mật độ lồng bè và tôm nuối trong mỗi lồng quá nhiều, hàng loạt cọc tre, lốp xe được ngư dân sử dụng để nuôi vẹm, hàu…gây ảnh hưởng lưu thông nguồn nước, dẫn đến hiện tượng oxy thấp.

Báo Công An Nhân Dân
Đăng ngày 06/07/2017
Hữu Toàn
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 00:48 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 00:48 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:48 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 00:48 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:48 17/04/2024